Chấn thương lách:

Một phần của tài liệu XQ gan mật, cấp cứu bụng (Trang 35 - 36)

II. MỘT SỐ BỆNH LÝ CẤP CỨU BỤNG HAY GẶP 2.1 Tắc ruột

Hình 2.2 Tắc ruột non, khí và dịch trung bình: 1 Đứng (mức nước hơi rộng hơn cao); 2 Nằm ngửa (nếp niêm mạc

2.4.1. Chấn thương lách:

Tổn thương bao gồm: - Tổn thương đụng dập nhu mô với bao lách toàn vẹn. - Đụng dập nhu mô với rách bao nhỏ.

- Vỡ lách với các mảnh tách ra hoàn toàn. Chụp bụng không chuẩn bị có thể thấy:

- Lách to với đường bờ không nét.

- Dịch trong ổ phúc mạc biểu hiện bằng dấu hiệu mờ vùng thấp, rãnh thành-đại tràng rộng.

- Cơ hoành trái bị đẩy lên cao và có thể có xẹp phổi vùng đáy.

- Dạ dày giãn, khoảng cách giữa bờ cong lớn và ruột tăng do có dịch xen vào. - Dạ dày và đại tràng góc lách bị đè đẩy.

- Gãy các xương sườn cuối bên trái. - Liệt ruột với các quai giãn chứa hơi.

Tuy nhiên, chụp bụng không chuẩn bị chi cho các dấu hiệu gợi ý và thường muộn, vì vậy chuẩn đoán chấn thương lách bắt buộc phải dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính. Siêu âm: Là thăm khám tốt nhất với độ nhạy khoảng 90%, có thể phát hiện:

-Đụng dập nhu mô với các vùng âm không đều đậm âm và ít âm xen kẽ.

-Tụ máu dưới bao với hình thấu kính đè đẩy nhu mô và thay đổi cấu trúc âm theo thời gian.

-Tràn dịch màng phổi trái.

Khi tổn thương có rách bao hoặc vỡ lách:

-Các tổn thương nhu mô kèm theo lách to, đường bờ mất liên tục, có thể thấy các mảnh tách rời ra.

-Dịch trong ổ phúc mạc: Túi cùng Douglas, khoang Morisson, rãnh thành-đại tràng...

Siêu âm có thể bị hạn chế do tràn khí dưới da, hơi do liệt ruột, do bệnh nhân không hợp tác.

Chụp cắt lớp vi tính trước và sau khi tiêm thuốc cản quang : Là phương pháp tốt nhất để làm một bản tổng kê tổn thương đối với các trường hợp chấn thương bụng nói chung và chấn thương lách nói riêng. Đồng thời nó cho phép phân độ tổn thương giúp cho định hướng điều trị.

2.4.2.Chấn thương gan: Các thăm khám và dấu hiệu tương tự như vỡ lách.

Hình 2.8. Hình dịch trong khoang phúc mạc (mờ vùng thấp với giới hạn trên không nét, dịch rãnh thành-đại tràng ) (1. Rãnh thành-đại tràng rộng)

Một phần của tài liệu XQ gan mật, cấp cứu bụng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)