Mơ hoảng ban đêm.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 37)

VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE

137. Mơ hoảng ban đêm.

Giữa đêm, đứa trẻ bỗng thức dậy, hốt hoảng. Cháu ngồi lên, sợ hãi nhìn xung quanh và cũng không biết tại sao mình phát hoảng như thế, tuy chỉ nhớ lơ mơ về những gì mình vừa thấy trong giấc mơ. Sau đó, cháu lại yên tâm nằm xuống, ngủ tiếp.

Đôi khi cháu kêu lên, vẻ sợ hãi lúc thức dậy, bước xuống khỏi giường để tới nép mình trốn ở góc nhà. Nếu người lớn tới, cháu sẽ bám vào chân cho đỡ sợ, tuy 2 mắt vắn nhắm nghiền và không biết mình đang ôm chân ai. Cháu nói lắp bắp chỉ vào bóng tối hay khoảng không, nơi có một hình ảnh nào đó cháu vừa tưởng tượng mình đã nhìn thấy.

Trong trường hợp như vậy, người lớn nên giữ im lặng, không cần đánh thức cháu dậy. Chỉ một lát sau, cháu sẽ bình tĩnh và đi ngủ trở lại. Buổi sáng khi thức giấc, cháu đã quên hết tất cả mọi việc đã xảy ra đêm qua.

NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ?

Nếu cháu thức dậy, nên lại ngồi gần, cầm tay cháu và hỏi cháu bằng giọng bình tĩnh. Nếu cháu muốn kể về nội dung giấc mơ, hãy để cho cháu kể hết. Nếu cháu muốn bật đèn, nên hé cửa để đèn nơi khác chiếu vào phòng, hoặc bật ngọn đèn đêm. Không cần ánh sáng chói.

KHÔNG NÊN - Không nên la mắng hoặc chế giễu, cho cháu là nhút nhát, làm cháu càng sợ hơn.

Không nên vì thế mà đưa cháu sang ngủ chung với người lớn. Làm như vậy, cháu bé sẽ quen và thấy ngại ngủ một mình.

HÃY TÌM NGUYÊN NHÂN NHỮNG GIẤC MƠ - Trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi thường có những giấc mơ ngắn. Những giấc mơ đó có tác dụng làm thần kinh các cháu thư giãn, làm mờ đi trong tn óc

bao nhiêu hình ảnh và hoạt động cháu đã nhìn thấy xung quanh trong cả một ngày. Nhưng nếu cháu mê sảng luôn và có vẻ sợ buổi tối thì phải tìm nguyên nhân. Nhiều khi, nguyên nhân rất bình thường như: giường chật quá, bộ quần áo cháu mặc khi đi ngủ bó sát vào người quá, hoặc cháu bị nóng, bị tức ngực vì đắp quá nhiều chăn. Có khi lại là bữa cơm chiều ăn quá no hay vừa coi một chuyện đáng sợ trên tivi. Đôi khi, cháu phải mang theo một nỗi lo sợ vào giường ngủ vì bố mẹ đã ra lệnh: "Cấm được đái dầm?". Cháu sợ khi thức dậy, bị anh chị em chế diễu v.v...

Nếu bạn đã chú ý tránh gâcho cháu mọi điều xúc động hoặc ảnh hưởng như trên mà cháu vẫn tiếp tục mê hoảng và sợ buổi tối, thì nên nói với bác sĩ để chữa trị cho cháu bằng phương pháp tâm lý.

Người lớn nên hiểu theo các trẻ nhỏ về buổi tối như sau: buổi tối phải xa cách mọi người - nếu cháu ngủ một mình - buổi tối đáng sợ hãi, mọi vật sẽ biến đi vì không trông thấy, kể cả nét mặt thân yêu của bố mẹ sẵn sàng bảo vệ cháu lúc ban ngày. Dùng thuốc không chữa trị được tận gốc hiện tượng mơ hoảng của trẻ em. Cần có sự săn sóc và tình cảm của các người thân cùng sự cộng tác của các chuyên gia tâm lý.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w