Những điều cần biết về trẻ sơ sinh.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 54)

X. CÁC BỆNH KHÁ CỞ TRẺ EM 183 Cúm, trạng thái cúm

206. Những điều cần biết về trẻ sơ sinh.

sinh.

Chúng ta nên nhận định rằng, trẻ sơ sinh không phải chỉ là đứa con trai hay con gái được thu nhỏ lại. Trẻ sơ sinh khác với chúng ta không chỉ ở cỡ người mà khác vì các nội tạng, tỷ lệ của các bộ phận và cách phản ứng riêng đối với thế giới chung quanh.

ĐẦU - Đầu của trẻ sơ sinh khác với người lớn ở phần tỷ lệ của đầu đối với cơ thể. Nó to hơn gấp hai lần so với tỷ lệ sau này. Vậy mà như thế là nó đã nhỏ đi nhiều lắm rồi, vì khi được 2 tháng trong bụng mẹ, cái đầu và phần thân thể còn lại bằng nhau. Khi mới sinh ra, phần cơ thể đã lớn hơn nhiều nhưng so sánh với cấu tạo của một người lớn, thì tỷ lệ giữa đầu và người của Bé vẫn gấp đôi tỷ lệ này ở người lớn.

Ngoài ra còn phải kể tới phần da còn nhăn nheo, đỏ, bóng vì mỡ, xương hàm dưới ngắn, cổ nhỏ yếu, vai hẹp, bụng phồng, chân tay ngắn, xương mềm làm cho nó còn giống một cái bào thai hơn là một đứa trẻ.

Tóc - Một số trẻ sơ sinh ra đời với bộ tóc đen và dày, mọc từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Lớp tóc này sẽ rụng hết để được thay thế bởi một lớp mới.

DA - Da Bé có nhiều nốt đỏ. Những nốt này sẽ mất màu khi ta chạm tới và sẽ chết dần về sau này. Trên má và mũi Bé có những điểm màu trắng. Những điểm này cũng mất dần sau vài tuần tuổi.

MÓNG TAY, CHÂN - Các móng tay, chân của Bé đều dài. Chớ vội cắt móng cho Bé vì bạn dễ làm bật móng của Bé khiến chỗ đó bị nhiễm trùng.

VÚ - Có điều lạ là hai vú của trẻ sơ sinh đều hơi phồng lên và có thể tiết ra vài giọt sữa. Dù là Bé trai hay Bé gái. Người lớn nên nhớ, không được lấy tay ấn vú Bé cho sữa ra vì như vậy sẽ có hại cho các tuyến vú. Hiện tượng có sữa như vậy do rối loạn hoócmôn, sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, không cần điều trị.

TRỨNG CÁ VÀ CHẤT LỎNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC- ở bé trai, trên trán và 2 cánh mũi có thể có một vài đốm nhỏ màu vàng. Đấy là những mụn trứng cá của tuổi sơ sinh. Bộ phận sinh dục của Bé gái có thể có một ít chất nhầy chảy ra, có khi lần một ít máu. Hiện tượng này là bình thường, cũng do hoócmôn sinh ra không có gì đáng lo ngại.

BÌU - Khi mới sinh, cái túi da đựng đôi tinh hoàn của Bé trai có chứa một lượng dung dịch không liên quan gì tới các tinh trùng sau này, nhưng cũng làm cho cái bìu ra vẻ căng, to thu hút sự chú ý. Lượng dung dịch này sẽ tiêu diệt hết trong vòng vài tuần.

PHÂN - Trước khi Bé được bú bữa đầu tiên trong đời, Bé đã đi ra phân rồi. Phân này còn gọi là "cứt su", vào khoảng từ 60 tới 200g, là lượng chất thải có trong ruột Bé từ khi Bé còn nằm trong bụng mẹ. Phân là một chất nhầy, màu xám. Sau 3-4 ngày, "cứt su" sẽ được thay thế dần bằng phân do sự tiêu hóa sữa tạo ra. Phân này màu vàng nhạt hoặc vàng thẫm.

TÍNH MIỄN NHIỄM - Nếu khi mang thai bà mẹ đã được tiêm phòng các bệnh đậu mùa, bạch hầu, bệnh bại liệt, bệnh uốn ván thì các cháu bé mới bệnh cũng được miễn nhiễm các bệnh đó. Ngoài ra các cháu còn miễn nhiễm tự nhiên với các bệnh sởi và quai bị nếu mẹ cháu đã bị qua. Tuy vậy, tính miễn nhiễm này sẽ mất đi khi cháu bé được từ 13 đến 18 tháng tuổi.

NHAU - Trong vòng từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10, cuống nhau đính với rốn của Bé sẽ khô và rụng ra, đoạn tuyệt với vết tích cuối cùng của cuộc đời trong bụng mẹ. Từ đó Bé mỗi ngày một nở nang: lớp lông tơ phủ trên người Bé rụng dần, những chấm đỏ trên da cũng hết khiến toàn lớp da có cùng một mầu, mịn màng và sáng sủa. Để yên trí là sức khỏe của Bé hoàn toàn tốt, bác sĩ có thể kiểm tra toàn diện cho Bé về nhịp tim, nhịp thở, mầu da và những phản ứng về cảm giác.

Ngoài ra để biết Bé sơ sinh hoàn toàn bình thường không, người ta còn thử một số phản ứng của Bé như phản ứng Moro: đặt Bé nằm ngửa, dang tay chân ra và để đầu hơi ngửa ra đàng sau,

tự nhiên Bé sẽ thu tay chân và người lại như những động tác, khi ôm lấy mẹ. Khi sốc Bé ở tư thế đứng, tự nhiên Bé hơi ngả người ra phía trước trong tư thế người đi, khi sờ vào môi Bé, Bé sẽ quay đầu về phía bị đụng như để tìm bầu vú, sờ nhẹ vào lòng bàn tay hay bàn chân, các ngón tay và ngón chân sẽ gập lại như muốn nắm vật

Những phản ứng Moro sẽ biến đi sau 3 tháng, phản ứng co tay sau 6 tháng, phản ứng co chân sau 10 tháng, phản ứng bú mẹ sau 4 tháng.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w