Chứng tự kỷ và loạn tâm thần.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 42)

VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE

159. Chứng tự kỷ và loạn tâm thần.

Tự kỷ là hình thức nghiêm trọng nhất của rối loạn tâm thần ở trẻ em, có đặc điểm là đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh. Đứa trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người săn sóc cháu có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh.

Cháu bé lúc nào cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động chung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.

Các hoạt động tay chân thường không liên quan gì với nhu cầu thực tế, lặp đi lặp lại như máy, như các cử chỉ của những con rối, hai cánh tay đung đưa, nhiều khi không ăn nhịp với thân thể. Cháu vẫn lớn nhưng trí khôn trì trệ, kém phát triển, không nói được hoặc nói không ra câu, khó hòa nhập với xã hội. Nguyên nhân của bệnh, cho tới nay vẫn chưa được xác định rõ rằng. Từ 20 năm nay, ngành y học vẫn dừng lại ở các điểm dự đoán: rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể và một số hội chứng cần phải nghiên cứu thêm. Đi tìm các phương pháp chữa trị, người ta đặc biệt chú ý về mặt tâm lý của các cháu bị bệnh hoặc phải sống xa cách với xã hội, hoặc cùng sống chung nhưng lại bị các bạn cùng lứa tuổi chế giễu, trêu chọc.

160. Mút tay.

Trẻ sơ sinh mút tay là việc bình thường. Người ta thấy nhiều cháu bé mới sinh đã có ngón tay cái ứng đỏ vì các cháu mút tay từ trong bụng mẹ. Tuy vậy, trẻ mút tay cũng là một tín hiệu để bà mẹ chú ý xem cháu đã được ăn đủ chưa. Mỗi lần cháu bú tí mẹ phải lâu khoảng 15 phút thì cháu mới đủ no. Hoặc nếu cháu bú bình, thì phải kiểm tra lại xem những cái lỗ ở núm vú cao su có lớn quá hay nhỏ quá không? Vì lỗ lớn sẽ làm cháu sợ vì sữa ra nhiều làm cháu sặc, mà nhỏ quá thì cháu phải ra sức mút mà sứa vẫn ra ít, làm cháu mệt. Sau này, khi lớn lên thêm một chút nữa, các cháu cũng hay mút tay khi ngủ, dường như có làm vậy mới yên tâm.

TỬ CAI SỮA TỚI 6 TUỔI - Cứ 3 cháu thì có 1 cháu mút ngón tay ở độ tuổi từ 1 cho tới 4 tuổi. Các cháu hay mút ngón tay trước khi ngủ: khi cháu không có gì để chơi, khi cháu thấy người khó chịu hay đang mọc răng; khi mẹ lại sinh một em nữa

làm cho cháu có ý nghĩ mình bị bỏ rơi; khi các cháu được chiều chuộng quá hoặc ngược lại, khi người lớn tỏ ra nghiêm khắc đối với cháu.

NGƯỜI LỚN PHẢI LÀM GÌ? Nên bình tĩnh và yên tâm chờ đợi, khuyên bảo nhẹ nhàng. Các cháu mút tay như thế có ảnh hưởng tới răng sau này không? Không. Vì răng của các cháu ở tuổi này chỉ là răng sữa, sẽ rụng để đổi các răng vĩnh viễn khác.

SAU 6 TUổI - Cháu bé đã hơn 6 tuổi còn ngậm ngón tay có thể do thói quen trước khi ngủ, hoặc cũng có thể là một vấn đề tâm lý. Cháu muốn trở lại thời kỳ mấy năm về trước: hồi đó cháu chưa phải tới trường, ngồi trong các lớp học có kỷ luật nghiêm khắc và những bài tập viết khó khăn, mệt nhọc như hiện nay. Bạn hãy cố tìm hiểu tâm tư cháu, an ủi, khuyến khích cháu. Nếu bạn làm cho cháu tự hào với độ tuổi của cháu, cháu sẽ tự động bỏ mút tay ngay.

ở tuổi này, các răng vĩnh viễn đã mọc. Bởi vậy, việc mút ngón tay có thể ảnh hưởng tới sự đều đặn và hình dáng của cả hàm răng. Nếu có hiện tượng đó rồi, (thí dụ hàm răng trên hoặc dưới có vẻ nhô ra), nên đưa cháu tới bác sĩ khoa răng hàm mặt để chỉnh hàm cho cháu.

NÊN LÀM GÌ ĐỂ CÁC CHÁU KHỎI MÚT TAY? Nên động viên khuyến khích các cháu là chính. Không nên dùng các phương pháp thô bạo như: buộc tay, bặt đeo găng tay hoặc bôi các chất đắng vào ngón tay.

161. Nhai lại.

Một số trẻ kể cả trẻ sơ sinh và trẻ đã lớn - có thói quen ợ thức ăn lên miệng rồi nhai, giống như loài nhai lại. Nguyên nhân có thể do các cháu bị rối loạn nhẹ về các phản ứng tình cảm.

Nếu thấy cháu bị gầy đi, các bà mẹ nên cho bác sĩ biết vì tật nhai lại này nhiều khi cần phải cho các cháu nằm bệnh viện hoặc chữa trị bằng phương pháp giáo dục.

162. Nôn ói.

Các cháu mới sinh thường hay ói. Có nhiều nguyên nhân. Người lớn coi sóc các cháu nên chú ý xem cháu bị nôn ói trong trường hợp nào, có kèm theo các triệu chứng gì không thì mới xác định được là hiện tượng này không quan trọng hoặc đáng lo ngại. Hiện tượng nôn ói có thể như sau:

* Đang khỏe mạnh bỗng nôn ói kèm sốt, tiêu chảy: có thể do bị bệnh thuộc loại tai-mũi- họng, hoặc vì các chất tiêu hóa di chuyển ngược chiều ở đoạn dạ dày - ruột; bị đau màng óc; viêm niệu đạo v.v... Nôn ói sẽ dẫn tới hiện tượng cơ thể thiếu nước.

* Bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng không đi tiêu được:

có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột. Cần tới bác sĩ ngay.

* Bị nôn nhiều lần, bị đi bị lại, ngưng tăng cân: viêm tai hay viêm niệu đạo.

* Mới sinh được vài tuần đã bị nôn ói: cần chiếu X-quang để xem môn vị có bị hẹp không. Nếu cần phải phẫu thuật.

Phần lớn các cháu bé nôn ói vì thức ăn chuyển động ngược lại ở đoạn thực quản - dạ dày.

Các cháu nhỏ thường nôn ói vì động cơ tâm lý, làm nũng mẹ.

Các cháu lớn hơn nếu bị nôn ói kèm theo đau bụng và sốt có thể do các bệnh đau ruột thừa, đau màng óc, viêm gan...

163. Béo bệu.

Các cháu Bé béo bệu (mập ú) là vì ăn nhiều quá. Cũng có các cháu là con cháu những gia đình có nhiều người béo mập, nhưng nếu người lớn béo như vậy thì cũng là do ăn nhiều quá mức mà thôi. Bởi vậy, để các cháu khỏi béo bệu, nên có chế độ ăn vừa đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sự béo quá của các cháu, nhất là các cháu nhỏ, không có lợi cho sức khỏe. Đối với các cháu lớn, chúng ta nên chú ý rằng lượng thức ăn cháu ăn hàng ngày phải kể tới cả những lần cháu ăn quà vặt nữa, để rút bớt lượng thức ăn trong các bữa chính đi.

Việc chữa béo cũng khó vì cần có sự quyết tâm và tự nguyện của người béo, có đủ tinh thần chống cự cám dỗ của thức ăn cùng sự giúp đỡ và hỗ trợ của các người thân chung quanh.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w