Hội chứng Đao (Down).

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 52)

X. CÁC BỆNH KHÁ CỞ TRẺ EM 183 Cúm, trạng thái cúm

198. Hội chứng Đao (Down).

Hội chứng do hiện tượng dị dạng nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể 21, đáng lẽ có 2 nhiễm sắc thể thôi thì lại có tới 3. Sự dị dạng này dẫn tới hậu quả cháu bé bị chậm phát triển về trí khôn, có một số dị tật bẩm sinh nhất là ở tim, và một vẻ mặt đặc bịệt, hai lông mày xếch, ngớ ngẩn vì chậm hiểu.

Người bị hội chứng này cũng như người bị tật nguyền. Các bậc bố mẹ nên liên lạc với những tổ chức nhân đạo, những trường, lớp dành riêng cho các cháu để được săn sóc đặc bịệt.

Nguyên nhân hội chứng này chưa được rõ, nhưng hay thấy ở các trẻ em sinh ra khi mẹ đã vượt quá tuổi 40.

199. Bệnh sởi.

Bệnh sởi do vi rút gáy ra, thường gặp ở các cháu bé trên 1 tuổi, có thể có dịch vào mùa xuân. Sau khi bị lây nhiễm từ 10 tới 15 ngày, các cháu bé có các triệu chứng như: ho, sốt. Hiện tượng ho của bệnh sởi có đặc điểm làm giọng cháu bé khàn khàn và làm ràn rụa nước mắt.

Sau mấy ngày bị sởi, tai, mặt, chân, tay và toàn thân cháu bé có những nốt đỏ nổi lên, rồi lại mất đi khoảng 4, 5 ngày sau. Cháu bé khỏi bệnh nhanh. Ngày nay, bệnh sởi ít khi có bịến chứng.

Tuy vậy, ở những cháu bé sức khỏe kém và những bé da đen, bệnh sởi vẫn có thể gây ra viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi.

Cháu bé bị sởi có thể lây sang cháu khác ở thời kỳ trước khi nổi ban. Người ta thường chủng ngừa cho các cháu từ tháng 12 trở đi, vì trước đó Bé còn giữ được các yếu tố miễn nhiễm trong người do mẹ truyền lại. Thuốc ngừa sởi thường pha thêm thuốc ngừa bệnh quai bị, có thể làm cháu bé sốt nhẹ, thuốc chặn được bệnh kể cả trường hợp cháu bé đã tiếp xúc với một cháu khác bị bệnh, trong vòng 5 hôm vì thuốc tác dụng nhanh hơn vi rút các cháu bé dễ bị bệnh phổi càng nên tiêm phòng bệnh sởi hoặc dùng chất gammaglobuline để tăng cường tính miễn nhiễm của cơ thể.

200. AIDS

AIDS là một bệnh nguy hiểm, chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, do vi rút HIV gây ra. Vi rút này tấn công vào hệ thống miễn nhiễm của cơ thể làm cho khả năng tự bảo vệ của cơ thể bị suy yếu trầm trọng. Một người bị bệnh sẽ mang trong máu những kháng thể đặc bịệt nên khi xét nghiệm máu của người ấy sẽ cho kết quả dương tính.

Một phụ nữ thử máu thấy dương tính có 20% khả năng truyền vi rút bệnh cho con trong lúc còn mang thai hay khi sinh nở. Sữa mẹ có thể là nguồn lây bệnh. Bởi vậy, các phụ nữ máu đã dương tính không nên có mang và càng không nên đẻ.

Trẻ sơ sinh có bệnh thường thể hiện rõ từ tháng thứ 6: sức khỏe suy giảm, ngưng phát triển, bị đi bị lại các loại bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng hay virút liên quan tới các bệnh đường hô hấp như ho; đường tiêu hóa như tiêu chảy; hệ thần kinh như đau màng óc, bại liệt v.v... Bệnh thường tiến triển rất nhanh tới mức trầm trọng.

Các cháu nhỏ còn có thể mắc bệnh này do việc truyền máu tươi hoặc các chế phẩm của máu có nhiễm virút HIV.

Người phụ nữ mắc bệnh này, cần theo những lời khuyên sau đây, dù cho lời khuyên có phần khắc nghiệt:

- Nếu là con gái, không nên lấy chồng. - Nếu lấy chồng, không nên có mang. - Nếu có mang, phải sớm cho ra thai. - Nếu muốn giữ thai, không được cho con bú sữa mẹ.

Vì, nếu bị nhiễm bệnh, đứa trẻ chỉ sống được vài tháng, làm bố mẹ thêm đau buồn. Nếu không lây bệnh, thì cháu cũng sẽ sớm bị mồ côi và trở thành một gánh nặng cho xã hội.

201. Quai bị.

Thông thường, các trẻ em ngoài 1 tuổi mới bị bệnh quai bị, và hay bị vào mùa đông hay mùa xuân. Nếu trước khi sinh cháu, bà mẹ đã từng bị

bệnh này thì các em chắc chắn được miễn nhiễm từ 6 tới 7 tháng đầu.

Bệnh quai bị là một bệnh lây. Thời gian nung bệnh từ khi mắc bệnh tới khi có các triệu chứng vào khoảng 3 tuần, nhưng bệnh có thể lây sang cháu khác trước khi có triệu chứng bệnh mấy ngày.

Triệu chứng chính của bệnh là sự phồng lên của tuyến nước bọt dưới tai, một bên hoặc cả 2 bên. Cháu bé nuốt khó, đôi khi há miệng cũng khó. Tuyến phồng lớn nhất trong vòng 3 ngày, sờ vào sẽ làm cháu đau. Tới ngày thứ 5, chỗ phồng sẽ nhỏ dần và hết, nhưng thời gian cháu bé bị sốt có thể lâu hơn, từ 5 - 6 ngày kèm theo hiện tượng đau đầu, nôn ói và đau vùng bụng.

Bệnh có thể có các biến chứng nhẹ, đặc biệt có thể làm viêm các tinh noãn ở các cháu trai đã tới tuổi trưởng thành, gây đau đớn. Bởi vậy, cháu bé có bệnh cần phải được cách ly cẩn thận với các anh trai và cả bố nữa. Hiện tượng viêm tinh hoàn ít khi ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, không như nhiều người vẫn nghĩ trước đây.

Trong thời gian bệnh, khi còn sốt thì cháu bé còn cần phải nằm nghỉ tại giường. Nhiều khi cháu hết đau ở một bên tai, cháu đã hết sốt, tưởng đã khỏi nhưng bệnh lại bắt đầu nổi lên ở bên tai kia.

Săn sóc các cháu bị quai bị, nên cho ăn thức ăn lỏng, tránh phải nhai nhiều. Để đỡ đau bác sĩ có thể cho các cháu dùng aspirin theo hướng dẫn và chườm khăn nóng lên trên chỗ phồng.

Các cháu có thể tiêm phòng bệnh quai bị kết hợp với việc phòng bệnh sởi và đậu mùa. Các cháu khỏi bệnh chỉ nên trở lại trường khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ.

202. Bệnh thấp.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có người già mới bị bệnh thấp. Không đúng. Trẻ em cũng bị bệnh này.

Thường thấy nhất là bệnh thấp khớp cấp, bệnh này thường ít gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. ở các cháu có bệnh thấp, các khớp bị tấy đỏ, đau, sờ vào chỗ đau thấy nóng. Mỗi lần bị bệnh, lâu vài ngày có biến chứng đáng ngại nhất là biến chứng vào tim.

Bệnh này do vi trùng liên cầu trùng (streptocoque) gây ra, có thể là sau một lần viêm họng.

Thuốc kháng sinh péniciline rất có tác dụng với bệnh này.

Bệnh thấp khớp mạn tính thường có các triệu chứng như: sốt cao, có nốt đỏ dưới da vì các mạch máu vỡ, có hiện tượng tràn dịch ở màng tim. Bác sĩ trị bệnh này bằng thuốc có cortisone.

Còn một dạng khác của bệnh thấp trẻ em gần giống với bệnh thấp khớp ở người lớn: các

khớp bị tổn thương một cách dần dần và từng đợt một dần tới sự cứng khớp và thành tật.

Một phần của tài liệu Căn bệnh trẻ em thường gặp và cách chữa chị (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w