PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I.KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Đề tài quản lí giáo dục (Trang 34)

I. KẾT LUẬN:

Công tác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng trong dạy học và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Trong năm học 2007– 2008 phải tập trung báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Sau 5 năm học thực hiện giảng dạy đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở tiểu học, tuy còn có những khó khăn, hạn chế nhất định song kết quả đạt được rất cơ bản và quan trọng. Nhìn chung, chương trình và sách giáo khoa đã đảm bảo đúng hướng, yêu cầu đổi mới mà Đảng, Quốc hội và chính phủ đề ra; cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh đều nhất trí nhận xét về cơ bản SGK đã thể hiện được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt là tạo điều kiện cho việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực.

Tăng cường thiết bị dạy học, khai thác, sử dụng tương đối hiệu quả, khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy học tự làm để giờ học nhẹ nhàng hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực hơn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện, là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các họat động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục

Đối với chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, cơ sở vật chất được xem yếu tố cấu thành của quá trình dạy học, có quan hệ trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Vì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phù hợp sẽ đào tạo những tìm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại sẽ đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có tác dụng hổ trợ tích cực cho việc thực hiện nội dung và phương pháp dạy học, có thiết bị dạy học đầy đủ thì giáo viên sẽ tổ chức

quá trình dạy học một cách khoa học, làm cho người học tích cực tham gia vào quá trình dạy học, tự tìm tòi khám phá, chiếm lĩnh tri thức.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, song đổi mới phương pháp dạy học có quan hệ chặt chẽ với vai trò của người giáo viên, người tổ chức điều khiển quá trình dạy học theo định hướng của đổi mới phương pháp dạy học là khâu trọng yếu của đổi mới giáo dục hiện nay

Đồ dùng dạy học đã đáp ứng được yêu cầu của chương trình và sách, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục tình trạng “dạy chay– học chay”tồn tại từ nhiều năm nay.

Nhà trường tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, đồng thời còn tổ chức các chuyên đề về sử dụng thiết bị dạy học, có nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã có nhiều sáng tạo trong sử dụng, làm mới các đồ dùng dạy học để bài dạy sinh động, hấp dẫn học sinh, học sinh được họat động nhiều hơn, kỷ năng và tư duy khoa học phát triển hơn, khi các em được tự mình tìm ra kiến thức và thực hành trên thiết bị dạy học.

Như vậy cơ sở vật chất thiết bị dạy học là phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn của nó trong việc hổ trợ cho lượng thông tin: thực hiện các phương tiện trực quan thực nghiệm tạo những vùng hợp tác giữa thầy và trò, tạo khả năng thực hành, cũng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng làm việc học tập, bồi dưỡng khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển các họat động giáo dục đạt kết quả cao.

Qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy rõ vai trò của thiết bị dạy học rất to lớn trong quá trình dạy học ở trường tiểu học hiện nay, góp phần làm cho quá trình đào tạo giáo dục có chất lượng hiệu quả. Trong thực tế cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở nhà trường hiện nay còn hạn chế, hiện tại vẫn còn thiếu các phòng học chuyên dùng (phòng âm nhạc, phòng Mỹ thuật..., thiết bị dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Thiếu định biên cho cán bộ làm công tác quản lý thiết bị. Từ những vấn đề đã

phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ. Bộ GD– ĐT, Sở GD–ĐT và nhà nước phải có kế họach và biện pháp hữu hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp hơn.

II. ĐỀ XUẤT

– Giáo dục còn khỏang cách rất lớn giữa thực trạng giáo dục đào tạo và yêu cầu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”nhằm tạo ra cho xã hội những con người có đạo đức, phẩm chất trí tuệ và kỹ năng cần thiết cho giai đọan phát triển mới.

– Phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chưa xây dựng được cơ chế gắn giáo dục đào tạo với sử dụng việc làm.

– Bộ Giáo dục – Đào tạo có danh mục đồ dùng dạy học cho tất cả các môn học, các bài học, lớp học và thiết bị dạy học nên gắn liền với nội dung chương trình sách giáo khoa đồng thời có chỉ đạo tập huấn giáo viên về sử dụng thiết bị dạy học chu đáo hơn. Nên có biên chế chuyên trách cán bộ quản lý thiết bị và được qua đào tạo bồi dưỡng.

– UBND Tỉnh và Sở Giáo dục– Đào tạo cần hổ trợ cho nhà trường về cơ sở vật chất phòng bộ môn và có kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học như tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thể dục. Đồng thời mở các chuyên đề hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học và cho các trường tiểu học hạng 1, hạng 2 thêm biên chế chuyên trách quản lý thiết bị dạy học.

– Địa phương cần quan tâm về đời sống phụ huynh học sinh để kết hợp với nhà trường làm công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, UBND huyện, cần quan tâm hơn việc xây dựng các mặt bằng sân trường, hàng rào, nhà vệ sinh ở các điểm trường để nhà trường có kế hoạch trồng cây bóng mát cho các em vui chơi giải trí và tập luyện cũng như duy trì họat động ngòai trời

UBND xã cần quan tâm hơn nữa dành kinh phí nâng cấp đọan đường đi vào trường ở các điểm cũng như phát triển cơ sở hạ tầng đường, cầu, điện, nước, kinh tế

đời sống ngày một cao hơn, con em đều được đến trường, các kinh phí dành cho trường trong các dịp lễ khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học

– Huyện và xã có giải pháp phát động cho nhân dân hiểu biết về giáo dục mầm non, hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn phấn đấu trẻ vào học lớp 1 có trên 90% trẻ học qua mẫu giáo. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đòan thể xã hội tuy có nhận thức khá hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo với sựphát triển của đất nước. Song việc hành động chưa có hệ thống chủ trương chính sách và biện pháp tích cực để thực hiện quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”

Một phần của tài liệu Đề tài quản lí giáo dục (Trang 34)