Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học đại số 8 ở trường THCS (Trang 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Qua quan sát HĐ dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy:

- Lớp thực nghiệm có 94,3% điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 52,6% khá giỏi (từ 7 đến 10 điểm), có 3 HS đạt điểm tuyệt đối.

Như vậy, kết quả lớp thực nghiệm cao hơn, nhất là loại khá giỏi.

- Ở lớp thực nghiệm, HS tích cực HĐ, chịu khó suy nghĩ và tích cự xây dựng làm bài tập hơn lớp đối chứng.

- So với lớp đối chứng, HS ở lớp thực nghiệm có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn và giải bài tập toán tốt hơn.

- Kết quả các bài kiểm tra cụ thể như sau:

Bài kiểm tra 15 phút

Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số lượng bài Thực nghiệm 81 0 0 0 3 6 5 8 7 4 2 35 Đối chứng 82 0 0 2 3 6 10 6 5 1 0 33

- Lớp thực nghiệm có 91,4% điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 60% khá giỏi (từ 7 đến 10 điểm), có 2 HS đạt điểm tuyệt đối.

- Lớp đối chứng có 84,8% điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 36,4% khá giỏi, không có HS đạt điểm tuyệt đối. Kết quả trung bình trở lên và kết quả giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn đối chứng.

Như vậy, kết quả lớp thực nghiệm cao hơn, nhất là loại khá giỏi.

Bài kiểm tra 1 tiết

Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số lượng bài Thực nghiệm 81 0 0 0 1 6 8 9 6 3 2 35 Đối chứng 82 0 0 0 3 10 7 9 2 2 0 33

Lớp thực nghiệm có 97,1% điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 57,1% khá,giỏi, có 2 HS đạt điểm tuyệt đối.

Lớp đối chứng có 90,9% điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 39,4% khá, giỏi, không có HS đạt điểm tuyệt đối.

Kết quả của các bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng nhất là bài đạt loại khá giỏi. Một nguyên nhân không thể phủ định là lớp thực nghiệm HS thường được thực hiện các HĐ toán học, rèn luyện kĩ năng và cách thức tìm tòi lời giải bài toán.

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm

Kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép kết luận: “Nếu GV thường xuyên tổ chức cho HS các HĐ tương thích với mỗi nội dung DH thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực HĐ ở mỗi HS và do đó nâng cao được chất lượng dạy và học môn Toán”.

Như vậy, mục đích sư phạm và giả thuyết khoa học nêu ra phần nào đã được kiểm nghiệm.

Phần III : KẾT LUẬN

Đề tài “Vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Đại số lớp 8 Trung học cơ sở’’ đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Đại số lớp 8.

Đề tài đã cụ thể việc vận dụng Quan điểm hoạt động dưới các ví dụ đã được thể hiện qua một số tình huống điển hình của môn Đại số lớp 8. Trong mỗi ví dụ đều thể hiện rõ từng hoạt động của GV, hoạt động của HS, và tri thức phương pháp truyền thụ. Đề tài này đã xây dựng được hệ thống các ví dụ, các bài tập nhằm minh họa và khắc sâu phần lí luận cũng như thực hành dạy học theo Quan điểm hoạt động hóa người học.

Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi nhận thấy "Vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Đại số 8 THCS" là một hoạt động thể hiện rõ mối quan hệ giữa hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong điều kiện áp dụng đề tài trong giảng dạy chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế về thời gian nên việc áp dung quan điểm chưa đạt hiệu quả cao. Vấn đề này chúng tôi sẽ nghiên cứu và khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ***

[ ]1 Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về phương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

[ ]2 Nguyễn Hữu Châu, Dạy học và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

[ ]3 Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung phương pháp đào tạo GV THCS, theo chương trình SGK mới (Dự án đào tạo GV THCS), Hà Nội.

[ ]4 Đỗ Ngọc Đạt, Tiếp cận hiện đại hoạt động giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[ ]5 Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang, Dự án đào tạo GV THCS (2007), Giáo trình dạy học sinh THCS tự lực tiếp cận kiến thức Toán học, Hà Nội.

[ ]6 Nguyễn Bá Kim (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động

(sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000), NXB Giáo dục, Hà Nội. [ ]7 Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học sư phạm. Hà Nội.

[ ]8 Bùi Văn Nghị, Vận dụng lý luận và thực tiễn để dạy học toán, NXB đại học sư phạm.

[ ]9 Bùi Văn Nghị, Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn toán, NXB đại học sư phạm.

[ ]10 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy, NXB Giáo dục.

[ ]11 Đào Tam (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán, NXB đại học sư phạm.

Một phần của tài liệu Khóa luận Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học đại số 8 ở trường THCS (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w