Vận dụng quan điểm hoạt động vào việc dạy học khái niệm

Một phần của tài liệu Khóa luận Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học đại số 8 ở trường THCS (Trang 38)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2 Vận dụng quan điểm hoạt động vào việc dạy học khái niệm

2.2.1 Vị trí và yêu cầu của dạy học khái niệm toán học

Trong môn toán việc DH khái niệm toán học có một vị trí rất quan trọng. Việc hình thành một hệ thống các khái niệm toán học là nền tản của toàn bộ kiến thức toán, là tiền đề để hình thành khả năng vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học, đồng thời có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan duy vật biện chứng cho HS. Thực tiễn DH cho thấy, HS không giải được bài tập phần lớn là do không hiểu khái niệm toán học tiềm ẩn trong câu của đề toán.

Việc DH khái niệm toán học ở trường THCS nhằm giúp cho HS dần dần đạt được các yêu cầu sau:

- Hiểu biết các tính chất đặc trưng của khái niệm đó.

- Biết nhận dạng khái niệm (tức là biết kiểm tra xem một đối tượng cho trước nào đó có thuộc khái niệm đó hay không), đồng thời biết thể hiện khái niệm (nghĩa là tạo ra một đối tượng là một minh họa cụ thể cho một khái niệm cho trước).

- Biết vận dụng khái niệm trong nhũng tình huống cụ thể trong HĐ dạy toán cũng như ứng dụng thực tiễn.

- Hiểu được mối quan hệ của khái niệm với các khái niệm khác trong một hệ thống khái niệm.

Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên trên thực tế DH không phải lúc nào cũng đặt ra với mức độ như nhau đối với từng loại khái niệm. Ví dụ đối với khái niệm “Hàm số”, “phương trình” HS phải phát biểu được định nghĩa một cách chính xác và vận dụng được trong khi giải bài tập.

2.2.2 Các con đường hình thành khái niệm

- Con đường quy nạp: Theo con đường này, xuất phát từ một số trường hợp cụ thể…, bằng cách trừu tượng hóa và khái quát hóa, phân tích , so sánh….Dẫn dắt HS tìm ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm.

- Con đường suy diễn: trong đó việc định nghĩa khái niệm mới xuất phát từ định nghĩa của khái niệm cũ mà HS đã biết.

2.2.3 Các hoạt động dạy học khái niệm

a. Hoạt động định nghĩa khái niệm: Việc hình thành khái niệm thường kết thúc

bằng định nghĩa khái niệm. Tuy nhiên theo lí luận DH môn toán, ta biết có nhiều cách định nghĩa khái niệm và có các yêu cầu của một định nghĩa. Điều này đã được một phần các tác giả SGK thể hiện. Do đó ở đây chỉ quan đến vấn đề DH khái niệm như thế nào để HS hiểu chính xác khái niệm đó.

Cần tuân thủ nguyên tắc từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để hình thành khái niệm cho HS. Sau đó sẽ thực hiện ý đồ “trở lại với thực tiễn” để kiểm nghiệm chân lí HĐ này chỉ ra ý nghĩa thực tiễn của kiến thức toán vừa giúp HS nhận dạng và thể hiện khái niệm, nhằm cũng cố khái niệm vừa học, khắc sâu biểu tượng tạo vốn kiến thức ban đầu cho HS. Có như vậy mới chống được chủ nghĩa hình thức trong học tập môn toán của HS.

Khi khái niệm được hình thành, thì khái niệm đó được coi là trực quan cho quá trình nhận thức tiếp theo cao hơn. Khi HS có vốn kiến thức toán học khá hơn,

thì thực tiễn ban đầu cho việc hình thành khái niệm không chỉ còn dựa vào trực quan sinh động nữa mà còn thể hiện dựa vào khái niệm đã có.

Khái niệm toán học vừa là trừu tượng vừa là hình thức và chỉ có ý nghĩa trong các tình huống cụ thể.

Thực hiện liên tục cách hình thành khái niệm như vậy chúng ta đã kết hợp thực tiễn chức năng mục đích (trang bị cho học sinh PP học và tri thức PP) thông qua chức năng phương tiện (trang bị tri thức).

b. Hoạt động cũng cố khái niệm

Trong DH cũng cố khái niệm ta cần giúp cho HS cũng cố kiến thức bằng cách cho HS luyện thông qua các HĐ nhận dạng và thể hiện khái niệm.

Thực tế DH ở trường THCS cho thấy HS phát biểu được đúng ngôn từ của định nghĩa, nhưng lại không biết được một đối tượng cụ thể có thỏa mãn định nghĩa đó hay không, càng không vận dụng được khái niệm khi giải bài tập toán.

c. Khi dạy học khái niệm cần chú ý

Hoạt động ngôn ngữ: nhằm góp phần tích cực phát triển ngôn ngữ tích cực cho HS bao gồm vốn từ và các kí hiệu toán học, tạo cơ sở phát triển năng lực nhận thức cũng như năng lực vận dụng toán học vào việc học tập các môn học khác vào thực tiễn. Trong điều kiện có thể, khuyến khích HS diễn đạt định nghĩa bằng một cách khác theo ngôn ngữ của mình (cụ thể là sự diễn đạt lời giải bài toán của HS).

Một số HĐ khác cần rèn luyện cho HS: hệ thống hóa kiến thức, tức là biết nhận ra những mối quan hệ giữa các khái niệm; vận dụng khái niệm vào những bài toán, đặc biệt là những bài toán tổng hợp. Điều đó có tác dụng vừa củng cố khái niệm đồng thời phát triển năng lực vận dụng toán học.

2.2.4 Trình tự dạy học khái niệm

- Hoạt động 1: Là hoạt động dẫn vào khái niệm, giúp học sinh tiếp cận khái niệm,có thể thực hiện được bằng cách thông qua một vài ví dụ hoặc một hiện tượng có trong thực tiễn.

- Hoạt động 2: Là HĐ hình thành khái niệm, giúp HS có được khái niệm, có thể thực hiện được bằng cách khái quát hóa…

- Hoạt động 3: Là HĐ củng cố khái niệm, thông qua các HĐ nhận dạng và thể hiện khái niệm. Khắc sâu kiến thức thông qua ví dụ và phản ví dụ.

- Hoạt động 4: Bước đầu vận dụng khái niệm trong bài tập đơn giản. - Hoạt động 5: Vận dụng khái niệm trong bài tập tổng hợp.

Thông qua các hoạt động đó chú ý thể hiện được các yêu cầu của DH khái niệm đã nêu trên.

Để DH khái niệm đại số vận dụng quan điểm HĐ chúng ta có thể tổ chức cho HS các HĐ theo các bước sau:

Bước 1: Hình thành biểu tượng về khái niệm

GV xây dựng các HĐ gợi cho HS nhu cầu nhận thức về khái niệm mới. Chẳng hạn có thể thực hiện HĐ gợi động cơ nhu cầu nhận thức về khái niệm mới hoặc có thể thực hiện HĐ gợi động cơ giúp HS có nhu cầu tiếp cận khái niệm mới.

Bước 2: Xây dựng định nghĩa khái niệm

GV đưa ra tình huống mới, tổ chức cho HS tiến hành các HĐ: Phân tích, so sánh, đối chiếu….Lựa chọn các đối tượng có những dấu hiệu bản chất của khái niệm có trong bước 1. Sau đó bằng thao tác khái quát hóa, HS trình bày được định nghĩa khái niệm.

Bước 3: Nắm vững khái niệm

Gv tổ chức cho HS tiến hành HĐ nhận dạng khái niệm trong nội bộ toán học và trong những tình huống thực tiễn cuộc sống (nếu có). Ở một mức độ nào đó có thể yêu cầu HS tự xây dựng các ví dụ thể hiện khái niệm vừa mới được hình thành. Cuối cùng, GV nên thực hiện câu “thể chế hóa” bằng việc phát biểu chính xác định nghĩa khái niệm cùng với các kí hiệu.

Bước 4: Vận dụng, củng cố khái niệm

Gv tổ chức cho HS tiến hành các HĐ vận dụng khái niệm vừa học vào các tình huống cụ thể như: Thực hành giải toán, chứng minh định lí, xây dụng các khái niệm khác, vận dụng các khái niệm vào trong thực tiễn. Tiếp theo có thể cho HS xét các trường hợp riêng, tổng quát. Cuối cùng sắp xếp lôgic các khái niệm và mối liên hệ giữa khái niệm mới với khái niệm đã học trước đó.

Dưới đây là một vài ví dụ thể hiện Quan điểm hoạt động trong DH các khái niệm Đại số lớp 8 THCS. Những điều đã nói ở trên được chứng minh cụ thể trong các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Dạy học định nghĩa phân thức đại số

Bước 1: Hình thành biểu tượng về khái niệm

Gv đặt vấn đề: Phân số được tạo thành từ số nguyên. Phân thức đại số được tạo thành từ …?

- GV cho HS quan sát các biểu thức có dạng A

B sau đây: a) 3 4 7 2 4 5 x x x − + + b) 2 15 3x −7x+8 c) 12 1 x

Các biểu thức này A và B là gì? (là những đa thức) Bước 2: Xây dựng định nghĩa khái niệm

- Từ đó HS phát biểu định nghĩa phân thức đại số.

Bước 3: Khi HS đã thực hiện xong hoạt động ngôn ngữ (phát biểu chính xác định nghĩa phân thức đại số)

"Một thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng A B , trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu)."

Bước 4: Củng cố khái niệm

GV tổ chức cho HS thể hiện, nhận dạng khái niệm đó. Chẳng hạn:

+ Hãy viết một phân thức đại số

+ Một số thực a bất kì có phải là phân thức không? Vì sao?

Ví dụ 3: Dạy học định nghĩa phương trình tương đương

Hoạt động 1: Để dẫn đến định nghĩa phương trình tương đương, GV đưa ra phương trình: x = -1 có tập nghiệm là { }−1 ; phương trình x + 1 = 0 có tập nghiệm là { }−1

- Có nhận xét gì về tập nghiệm của hai phương trình trên?

Hoạt động 2: Thể hiện định nghĩa

Hai phương trình có cùng tập nghiệm là hai phương trình tương đương Hoạt động 3: Củng cố định nghĩa

Hai phương trình x = 0 và x( x-1 ) = 0 có tương đương không? Vì sao?

2.3 Vận dụng quan điểm hoạt động vào việc dạy tính chất, quy tắc2.3.1 Vị trí và yêu cầu của dạy học tính chất, quy tắc toán học 2.3.1 Vị trí và yêu cầu của dạy học tính chất, quy tắc toán học

Việc DH các tính chất, quy tắc toán học nhằm cung cấp cho HS hệ thống kiến thức cơ bản của bộ môn, là cơ hội rất thuận lợi để phát triển ở HS khả năng suy luận và tính toán, góp phần phát triển năng lực trí tuệ của HS. Việc DH các tính chất, quy tắc cần đạt các yêu cầu sau:

- Nắm được nội dung các tính chất, quy tắc và những mối liên hệ của chúng, từ đó có khả năng vận dụng các tính chất, quy tắc vào các HĐ dạy toán, cũng như các ứng dụng khác.

- Làm cho HS thấy được sự cần thiết phải vận dụng tính chất, quy tắc để giải bài tập được ngắn gọn chính xác và suy luận chặt chẽ.

- Phát triển cho HS năng lực giải toán.

2.3.2 Các con đường dạy học tính chất, quy tắca. Con đường có khâu suy đoán a. Con đường có khâu suy đoán

Theo con đường này để DH một tính chất, quy tắc chúng ta thường đi theo các bước sau:

1/ Gợi động cơ học tập tính chất, quy tắc xuất phát từ một nhu cầu nảy sinh trong thực tiễn hoặc trong nôi bộ toán học

2/ Dự đoán và phát biểu tính chất, quy tắc

3/ Vận dụng tính chất, quy tắc vừa tìm được để giải quyết, khép kính vấn đề đặt ra khi gợi động cơ

4/ Củng cố tính chất, quy tắc.

b. Dạy học theo con đường suy diễn

Theo con đường này, để DH tính chất , quy tắc ta theo các bước sau: 1/ Gợi động cơ hcj tập như ở con đường thứ nhất

2/ Xuất phát từ những tri thức toán học đã biết, dùng suy diễn lôgic dẫn tới tính chất, quy tắc

3/ Phát biểu tính chất, quy tắc 4/ Vận dụng tính chất, quy tắc 5/ Củng cố tính chất, quy tắc.

Như vậy, sự khác biệt giữa hai con đường là ở chỗ: Theo con đường có khâu suy đoán thì việc dự đoán phát hiện diễn ra trước, còn ở con đường suy diễn thì hai việc này nhập lại thành một bước. Tùy từng nội dung cụ thể của từng tính chất, quy tắc mà chúng ta có thể trình bày cách này hay cách khác.

2.3.3 Các hoạt động dạy học tính chất, quy tắca. Tiếp cận tính chất, quy tắc a. Tiếp cận tính chất, quy tắc

Qua con đường có khâu suy đoán hoặc con đường suy diễn, cho HS hoạt động để dẫn đến về tính chất, quy tắc.

b. Hình thành tính chất, quy tắc

Thông qua HĐ, HS phát hiện được nội dung của tính chất và quy tắc.

c. Củng cố tính chất, quy tắc

Bằng các HĐ nhận dạng và thể hiện tính chất, quy tắc:

Xem xét một tình huống cho trước có ăn khớp với một tính chất, quy tắc vừa học không, đưa ra tình huống phù hợp với tính chất, quy tắc, bằng HĐ ngôn ngữ: phát lại tính chất, quy tắc bằng lời lẽ của mình, diễn đạt theo những cách khác nhau; bằng các HĐ khái quát hóa, đặt biệt hóa, hệ thống hóa: Nêu rõ mối liên hệ giữa những tính chất, quy tắc như mối liên hệ chung – riêng, mối liên hệ suy diễn.

2.3.4 Trình tự dạy học tính chất, quy tắc

Trình tự dạy học tính chất, quy tắc thường bao gồm các HĐ sau: Hoạt động 1: HĐ tạo động cơ học tập tính chất, quy tắc

Hoạt động 2: HĐ gợi động cơ phát hiện tính chất, quy tắc, tạo đối tượng mang tính nhu cầu cho HS hoạt động phát hiện tính chất, quy tắc

Hoạt động 3: HĐ phát biểu tính chất, quy tắc Hoạt động 4: HĐ củng cố tính chất, quy tắc

Hoạt động 5: HĐ vận dụng tính chất, quy tắc trong các bài toán đơn giản Hoạt động6: HĐ vận dụng tính chất, quy tăc trong bài tập tổng hợp.

Thông qua các HĐ trên chú ý thể hiện các yêu cầu của việc DH tính chất quy tắc toán học đã nêu ở trên.

Ví dụ 1: Dạy học tính chất cơ bản của phân thức

“Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:

M B M A B A . . = (M là một đa thức khác đa thức 0)

Nếu chia cả tử và mẫu của một phân thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:

N B N A B A : : = (N là một nhân tử chung)"

- Dạy học tính chất này theo con đường quy nạp

Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số Thực hiện ví dụ sau:

a) Cho phân thức 3

x

. Hãy nhân tử và mẫu của phân thức này với x+2 rồi so sánh phân thức vừa nhận được với phân thức đã cho.

b) Cho phân thức 3 2 6 3 xy y x

. Hãy chia tử và mẫu của phân thức này cho 3xy rồi so sánh phân thức vừa nhận được với phân thức đã cho.

Hoạt động 2: Dẫn dắt HS phân tích để nêu bật đặc điểm và phát hiện ra tính chất. Hoạt động 3: Phát biểu tính chất

“Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:

M B M A B A . . = (M là một đa thức khác đa thức 0)

Nếu chia cả tử và mẫu của một phân thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:

N B N A B A : : = (N là một nhân tử chung)’’ Hoạt động 4: Củng cố tính chất

Cho HS giải ?4 SGK toán 8 tập 1 trang 37

Dùng tính chất cơ bản của phân thức, hãy giải thích vì sao có thể viết:

( ) ( )( ) B A B A b x x x x x x a − − = + = − + − ) 1 2 1 1 1 2 ) Ta có: ( ) ( )( ) ( ()( ) () ( ) ) B A B A B A b x x x x x x x x x x x x a − − = − − = + = − − + − − = − + − ) 1 .( ) 1 .( ) 1 2 1 : 1 1 1 : 1 2 1 1 1 2 )

Hoạt động 5: Vận dụng tính chất trong các bài toán đơn giản

Ví dụ: Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức bằng nhau. Dưới đây là những ví dụ mà các bạn Lan, Hùng đã cho:

Một phần của tài liệu Khóa luận Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học đại số 8 ở trường THCS (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w