Trình tự dạy học khái niệm

Một phần của tài liệu Khóa luận Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học đại số 8 ở trường THCS (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4 Trình tự dạy học khái niệm

- Hoạt động 1: Là hoạt động dẫn vào khái niệm, giúp học sinh tiếp cận khái niệm,có thể thực hiện được bằng cách thông qua một vài ví dụ hoặc một hiện tượng có trong thực tiễn.

- Hoạt động 2: Là HĐ hình thành khái niệm, giúp HS có được khái niệm, có thể thực hiện được bằng cách khái quát hóa…

- Hoạt động 3: Là HĐ củng cố khái niệm, thông qua các HĐ nhận dạng và thể hiện khái niệm. Khắc sâu kiến thức thông qua ví dụ và phản ví dụ.

- Hoạt động 4: Bước đầu vận dụng khái niệm trong bài tập đơn giản. - Hoạt động 5: Vận dụng khái niệm trong bài tập tổng hợp.

Thông qua các hoạt động đó chú ý thể hiện được các yêu cầu của DH khái niệm đã nêu trên.

Để DH khái niệm đại số vận dụng quan điểm HĐ chúng ta có thể tổ chức cho HS các HĐ theo các bước sau:

Bước 1: Hình thành biểu tượng về khái niệm

GV xây dựng các HĐ gợi cho HS nhu cầu nhận thức về khái niệm mới. Chẳng hạn có thể thực hiện HĐ gợi động cơ nhu cầu nhận thức về khái niệm mới hoặc có thể thực hiện HĐ gợi động cơ giúp HS có nhu cầu tiếp cận khái niệm mới.

Bước 2: Xây dựng định nghĩa khái niệm

GV đưa ra tình huống mới, tổ chức cho HS tiến hành các HĐ: Phân tích, so sánh, đối chiếu….Lựa chọn các đối tượng có những dấu hiệu bản chất của khái niệm có trong bước 1. Sau đó bằng thao tác khái quát hóa, HS trình bày được định nghĩa khái niệm.

Bước 3: Nắm vững khái niệm

Gv tổ chức cho HS tiến hành HĐ nhận dạng khái niệm trong nội bộ toán học và trong những tình huống thực tiễn cuộc sống (nếu có). Ở một mức độ nào đó có thể yêu cầu HS tự xây dựng các ví dụ thể hiện khái niệm vừa mới được hình thành. Cuối cùng, GV nên thực hiện câu “thể chế hóa” bằng việc phát biểu chính xác định nghĩa khái niệm cùng với các kí hiệu.

Bước 4: Vận dụng, củng cố khái niệm

Gv tổ chức cho HS tiến hành các HĐ vận dụng khái niệm vừa học vào các tình huống cụ thể như: Thực hành giải toán, chứng minh định lí, xây dụng các khái niệm khác, vận dụng các khái niệm vào trong thực tiễn. Tiếp theo có thể cho HS xét các trường hợp riêng, tổng quát. Cuối cùng sắp xếp lôgic các khái niệm và mối liên hệ giữa khái niệm mới với khái niệm đã học trước đó.

Dưới đây là một vài ví dụ thể hiện Quan điểm hoạt động trong DH các khái niệm Đại số lớp 8 THCS. Những điều đã nói ở trên được chứng minh cụ thể trong các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Dạy học định nghĩa phân thức đại số

Bước 1: Hình thành biểu tượng về khái niệm

Gv đặt vấn đề: Phân số được tạo thành từ số nguyên. Phân thức đại số được tạo thành từ …?

- GV cho HS quan sát các biểu thức có dạng A

B sau đây: a) 3 4 7 2 4 5 x x x − + + b) 2 15 3x −7x+8 c) 12 1 x

Các biểu thức này A và B là gì? (là những đa thức) Bước 2: Xây dựng định nghĩa khái niệm

- Từ đó HS phát biểu định nghĩa phân thức đại số.

Bước 3: Khi HS đã thực hiện xong hoạt động ngôn ngữ (phát biểu chính xác định nghĩa phân thức đại số)

"Một thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng A B , trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu)."

Bước 4: Củng cố khái niệm

GV tổ chức cho HS thể hiện, nhận dạng khái niệm đó. Chẳng hạn:

+ Hãy viết một phân thức đại số

+ Một số thực a bất kì có phải là phân thức không? Vì sao?

Ví dụ 3: Dạy học định nghĩa phương trình tương đương

Hoạt động 1: Để dẫn đến định nghĩa phương trình tương đương, GV đưa ra phương trình: x = -1 có tập nghiệm là { }−1 ; phương trình x + 1 = 0 có tập nghiệm là { }−1

- Có nhận xét gì về tập nghiệm của hai phương trình trên?

Hoạt động 2: Thể hiện định nghĩa

Hai phương trình có cùng tập nghiệm là hai phương trình tương đương Hoạt động 3: Củng cố định nghĩa

Hai phương trình x = 0 và x( x-1 ) = 0 có tương đương không? Vì sao?

Một phần của tài liệu Khóa luận Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học đại số 8 ở trường THCS (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w