Trích yếu Số hiệu tài
khoản Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Kết chuyển chi phí sang giá vốn CTr A Bung 632 1541 726.258.047 632 1542 636.027.750 632 1543 1.151.714.880 632 1544 1.145.819.000 Cộng 3.659.819.677
Thẻ tính giá thành sau khi được dùng làm căn cứ ghi sổ lập chứng từ ghi sổ được làm căn cứ để ghi vào các sổ chi tiết liên quan các tài khoản liên quan. Số liệu từ CTGS sau khi được ghi vào sổ đăng ký CTGS và sổ cái TK 154.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY
LẮP TẠI CTY CPXD AN BÌNH
3.1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPXD An Bình
Ưu điểm
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây dựng như công ty CPXD An Bình, hình thức này dễ theo dõi, đặc biệt việc theo dõi chi phí chi tiết từng loại của từng công.
- Tổ chức bộ máy kế toán ở doanh nghiệp gọn nhẹ. Do công ty có quy mô trung bình, hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính tập trung không dàn trãi với bộ phận trực thuộc nào nên mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hoàn toàn phù hợp.
Với mô hình này công việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy. Ví dụ như khi cần kiểm tra hàng tồn kho là bao nhiêu thì kế toán chỉ cần lập báo cáo biến động hàng tồn kho trên phần mềm kế toán. Vì số liệu về nhập và xuất kho được kế toán kho cập nhật thường xuyên, nên chỉ cần kiểm tra số liệu trên phần mềm.
- Hệ thống tài khoản mà doanh nghiệp áp dụng đảm bảo được bốn yêu cầu cơ bản:
•Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh nghiệp. •Phù hợp với quy định thống nhất của nhà nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
•Phù hợp với đặc điểm tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
•Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thỏa mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.
- Nhân viên kế toán trong công ty đều là những người có trình độ, kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, trung thực, nhiệt tình với công việc. Phòng làm việc được bố trí gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, các nhân viên có tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác cao.Nhờ vậy, phòng kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ban lãnh đạo giao cho.
Nhược điểm
Công tác kế toán của công ty vẫn còn những vướng mắc nhất định. Qúa trình ứng dụng phần mềm kế toán vào trong việc còn một số bất cập do chưa khai thác hết tính năng của phần mềm kế toán. Một số bảng báo cáo tổng hợp vẫn phải làm thủ công trên phần mềm Ecxel, chưa có sự liên kết chặt chẽ với phần mềm kế toán.
3.2. Nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “công trình A Bung” tại công ty CPXD An Bình
3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ưu điểm
- Chi phí NVL được theo dõi riêng cho mỗi công trình giúp quản lý chi tiết hơn chi phí NVL phát sinh cho từng công trình phản ánh chính xác hơn tổng chi phí trong giá thành sản phẩm.
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia làm hai trường hợp: •Trường hợp nguyên vật liệu xuất kho đưa đến công trình
•Trường hợp nguyên vật liệu mua ngoài giao thẳng ra công trình
Việc chia chi phí nguyên vật liệu ra hai trường hợp như vậy cho thấy được đặc điểm của công ty xây lắp và phản ánh chính xác hơn nguồn cung cấp nguyên vật liệu thuận tiện cho việc kiểm tra và theo dõi.
Nhược điểm
- Phần chi phí nguyên vật liệu xuất kho đưa lêncông trình: Với những chi phí nguyên liệu vượt mức bình thường, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán. Trong thực tế tại công ty không hạch toán phần chi phí nguyên vật liệu vượt mức bình thường, có hai lý do là:
•Công ty chưa xây dựng được định mức nguyên vật liệu cho từng công trình mà việc tính toán lượng nguyên vật liệu cần dùng được thực hiện dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách hàng tính toán số lượng nguyên vật liệu cần mua.
•Trong quá trình sản xuất thì xuất kho bao nhiêu nguyên vật liệu hạch toán bấy nhiêu vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mua ngoài giao thẳng ra công trình:Phần này được hạch toán khác biệt so với lý thuyết được học. Cụ thể:
Về lý thuyết kế toán phải tiến hành nhập thẳng nguyên vật liệu cho công trình và lúc này tài khoản hạch toán sẽ là 1541 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Trong thực tế kế toán công ty lại tiến hành nhập kho công trình A Bung, sau đó xuất ngay vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình. Việc hạch toán như vậy phải thao tác qua hai bước, thao tác này có tác dụng cho biết chi tiết nguyên vật liệu đã mua ngoài là bao nhiêu , số liệu được thể hiện trên bảng tồn kho hàng hóa. Trên bảng này các kho công trình được theo dõi riêng.
- Ở công ty chi phí mua NVL xuất thẳng làm lán trại công trình được hạch toán một lần vào chi phí NVL trực tiếp theo lý thuyết thì phần chi phí này phải phân bổ dần trong nhiều tháng theo thời gian sử dụng công trình tạm hoặc theo thời gian thi công (nếu thời gian thi công ngắn hơn thời gian sử dụng công trình tạm).
3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Ưu điểm
- Việc tính toán và điều chuyển số lượng nhân công nhất định thành lập từng đội thi công sử dụng riêng cho từng công trình sẽ tận dụng được năng suất lao động cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng lao động công ty. Như vậy chi phí nhân công phát sinh ở công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào chi phí nhân công ở công trình đó là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty.
- Việc theo dõi tình hình lao động qua bảng chấm công được theo dõi hàng ngày giúp đánh giá chính xác cụ thể hoạt động và ý thức của công nhân lao động ở công trình.
Nhược điểm:
- Chi phí nhân công ở công trình được theo dõi chung cho cả công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy, công nhân quản lý ở công trường, tuy việc theo dõi như vậy sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn nhưng lại gây phức tạp hơn khi có công tác kiểm tra hoặc kiểm toán tại công ty.
- Ngoài ra, theo lý thuyết thì: chi phí nhân công trực tiếp trong hoạt động xây lắp không bao gồmcác khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trước khi đến công trường, lương công nhân sản xuất phụ, nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dụng máy thi công, những người làm công tác bảo quản công trường. Nên các khoản trích theo lương ở phần này là không hợp lý trái với lý thuyết đã học.
- Tương tự như phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp nhưng kế toán tại công ty không tính vào chi phí giá vốn hàng bán tài khoản 632 mà toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh đều được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp.
3.2.3. Kế toán chi phí máy thi công
Ưu điểm
- Công ty đã chia chi phí máy thi công thành các khoản mục chi phí nhỏ, độc lập với nhau gồm chi phí nhiên liệu, khấu hao, sữa chữa…và hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình vì thế cho nên quá trình theo dõi này sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi cho việc theo dõi chi phí và chính xác khi tập hợp chi phí phát sinh.
- Máy thi công được chuyển đến sử dụng cố định cho một công trình nhất định, cho nên việc tính khấu hao TSCĐ được hạch toán trực tiếp vào chi phí máy thi công ở công trình đó, không phân bổ cho nhiều công trình, như vậy sẽ thuận tiện và đơn giản hơn trong công tác theo hõi và hạch toán.
- Chi phí nhiên liệu sử dụng cho máy thi công được tính dựa trên bảng theo dõi xe hoạt động theo giờ hoặc số chuyến để tính ra số nhiên liệu tiệu thụ tương ứng, việc theo dõi như vậy sẽ phản ánh chính xác số nhiên liệu tiêu thụ và quản lý tốt chống thất thoát, gian lận.
Nhược điểm
- Chi phí nhân công vận hành máy thi công được hạch toán chung vào chi phí nhân công trực tiếp, theo lý thuyết đã học thì chi phí này được hạch toán riêng và hạch toán vào chi phí máy thi công và không bao gồm các khoản trích trích theo lương, việc hạch toán như công ty sẽ không phản ánh chính xác chi phí máy thi công và giá thành sản phẩm.
- Máy thi công được chuyển đến sử dụng riêng cho từng công trình nhất định, trong thời gian thi công tùy theo từng giai đoạn và đặc điểm thi công sẽ có những máy không hoạt động, như vậy sẽ không tận dụng hết năng suất hoạt động của máy. Và cho dù máy không hoạt động thì công ty vẫn hạch toán và tính chi phí khấu hao vào chi phí của công trình.
- Chi phí máy thi công vượt mức bình thường, không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp, trên thực tế công ty lại hạch toán toàn bộ chi phí máy thi công phát sinh đưa vào chi phí máy thi công.
3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Ưu điểm
Ở công ty chi phí sản xuất chung phát sinh chủ yếu là chi phí thầu phụ, công ty giao khoán cho nhà thầu phụ bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thi công của thầu phụ, khi đến thời hạn nghiệm thu thì công ty chỉ dựa vào giá trị ở biên bản nghiệm thu theo hợp đồng đã ký kết với nhà thầu phụ để thanh toán với thầu phụ và tính vào chi phí sản xuất chung, việc hạch toán như vậy sẽ rất đơn giản và dễ theo dõi.
Nhược điểm
- Lương nhân viên quản lý công trình đáng ra phải đưa vào chi phí sản xuất chung và không bao gồm các khoản trích lương theo tỷ lệ quy định, nhưng ở công ty lại hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, việc hạch toán như vậy không chính xác và không phản ánh đúng chi phí sản xuất chung phát sinh.
- Các công trình mà công ty thực hiện đều phải bảo hành sản phẩm với tổng giá trị bảo hành là 5% giá trị nghiệm thu quyết toán, dưới hình thức đảm bảo là chứng thư bảo lảnh ngân hàng. Nhưng công ty lại không lập dự phòng về bảo hành sản phẩm.Các chi phí phát sinh khi bảo hành cho sản phẩm công ty được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tài khoản 6422. Theo lý thuyết thì các
chi phí này phải được lập dự phòng với tài khoản chi phí phải là chi phí sản xuất chung tài khoản 1544.
- Về lý thuyết, phần chi phí sản xuất chung cố định vượt mức bình thường không được hạch toán vào chi phí gía thành, mà được hạch toán TK 632 trên thực tế công ty không hạch toán như vậy. Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung và đi vào giá thành sản phẩm.
- Theo lý thuyếtnếu có khối lượng chia thầu lại cho nhà thầu phụ thì khối lượng này không được phản ánh vào TK 1544- chi phí sản xuất chung mà được ghi trực tiếp vào TK 632 khi bàn giao thanh toán với khách hàng. Hạch toán cho trường hợp này sẽ là:
Nợ TK 632: giá vốn công trình Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 331,111,112
3.2.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Ưu điểm:
- Về lý thuyết mọi chi phí sản xuất phát sinh của nhà thầu do bản thân nhà thầu thực hiện được tập hợp vào TK 154 cho nên việc hạch toán của công ty như vậy là đảm bảo đúng với lý thuyết đã học.
- Do ở công ty đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành, nên việc chọn phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) làm phương pháp tính giá thành là hoàn toàn hợp lý với thực tiễn tại công ty.
Nhược điểm:
- Chi phí thiết kế là một phần của giá thành sản phẩm, nhưng thực tế tại công ty lại hạch toán chi phí lương của nhân viên thiết kế vào chi phí quản lý doanh nghiệp TK 6422.
- Vật liệu thừa, phế liệu thu hồi khi kết thúc hợp đồng xây dựng được giảm trừ trực tiếp vào chi phí sản xuất. Phần này thực tiễn tại công ty không hạch toán.
3.3. Kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty CPXD An Bình
Nhìn chung về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty là phù hợp với quy mô hoạt động, đáp ứng được nhu cầu thông tin. Tuy nhiên để hoạt động hiệu quả hơn nữa công ty nên khai thác tối ưu chức năng của phần mềm kế toán SXKD.EXC để sử dụng hiệu quả và hạch toán tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trên phần mềm tránh việc lập báo cáo bằng ecxel.
3.3.2. Kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD An Bình
- Công ty cần xây dựng mức nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung bình thường cho “công trình A Bung” nói riêng và các công trình hạng mục công trình khác mà công ty thi công là bao nhiêu để từ đó loại các chi phí tương ứng vượt mức bình thường ra khỏi giá thành sản phẩm. Việc loại chi phí như vậy sẽ ảnh hưởng đến lời lỗ của công trình. Để xây dựng mức này phải căn cứ quy định của nhà nước phù hợp với thực tế tại công ty.
- Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mua ngoài giao thẳng cho “công trình A Bung” với cách hạch toán thông qua hai bước nhập và xuất kho sẽ gây mất nhiều thời gian, mục đích của cách hạch toán này chỉ dùng để theo dõi lượng NVL mua ngoài giao thẳng là bao nhiêu, không ảnh hưởng đến cách tính giá thành sản phẩm. Cho nên để phù hợp với lý thuyết được học và tiết kiệm thời gian em xin kiến nghị cách hạch toán đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mua ngoài giao thẳng cho công trình là: hạch toán thẳng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình không hạch toán qua kho công trình. Hạch toán lúc này là:
Nợ TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trục tiếp Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112,331,141
-Phần nguyên vật liệu công ty mua xuất thẳng sử dụng làm lán trại nên phân bổ theo tổng số tháng thi công và hạch toán vào chi phí từng tháng. Chẳng hạn
đối với công trình A Bung thì chi phí làm lán trại là 7.776.000 đồng và thời gian thì công là 6 tháng thì phần chi phí này sẽ được phân bổ và hạch toán vào chi phí NVL từng tháng theo định khoản:
Nợ TK 1541 “A Bung”: 1.296.000 đồng Có TK 142: 1.296.000 đồng
- Chi phí nhân công chỉ hạch toán và theo dõi riêng cho nhân công trực tiếp thi công ngoài hiện trường. Đồng thời các khoản trích theo lương tính vào chi phí cũng không được tính vào chi phí nhân công để đảm bảo đúng với lý thuyết và