So sánh sự khác biệt giữa lý thuyết và thực thế tại đơn vị

Một phần của tài liệu Kế toán lương và các khoản trích theo lương tại huyện đoàn Trần Văn Thời (Trang 39)

3.3.1. Giống nhau:

Sự giống nhau giữa lý thuyết và thực tiển tại đơn vị trong kế toán lương và các khoản trích theo lương là:

- Kết cấu tài khoản của các tài khoản đang sử dụng - Cách hạch toán những nghiệp vụ kế toán

3.3.2. Khác nhau

- Lúc nghiên cứu lý thuyết chỉ là các nghiệp vụ kế toán căn bản của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, nhưng khi tiếp cận thực tế thì có những nghiệp vụ mới phát sinh tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị mà lý thuyết không đề cập đến

- Khi nghiên cứu lý thuyết quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán lương và các khoản trích theo lương phức tạp và chung chung nhưng trong thực thế đơn giản và cụ thể dựa theo tình hình tại đơn vị.

- Trên lý thuyết ta biết được cách tính tiền lương và các khoản trích theo lương cơ bản và chung chung không rõ ràng và cụ thể nhwg thực tế tại đơn vị

3.4. Đề xuất một số giải pháp

* Hoàn thiện hình thức trả lương

- Để đáp ứng hình thức trả lương có hiệu quả thì đơn vị cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ thời gian và việc sử dụng thời gian làm việc của nhân viên để tránh tình trạng cứ đi làm đầy đủ ngày công theo chế độ là được hưởng lương mà không cần phải cố gắng trong công tác.

- Ngoài ra để hạn chế bớt nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian tháng đơn vị nên áp dụng các hình thức trả lương sau: Trả lương theo giờ làm việc trong một ngày. Chế độ trả lương theo giờ làm việc trong một ngày tính theo lương cấp bậc và số giờ làm việc thực tế trong ngày của công nhân viên, chế độ trả lương này được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên trong phòng ban nên đơn vị có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày giờ công của mỗi người một cách cụ thể chính xác.

- Với mức lương tối thiểu hiện nay thì so với mặt bằng chung hiện nay là thấp chưa đáp ứng được những yêu cầu của người lao động vì vậy đơn vị cần bố trí sắp xếp khoản chi phí cần thiết hỗ trợ cho người lao động đảm bảo mức thu nhập không những bù được trượt giá cả hàng hoá trên thị trường tăng cao mà còn tạo điều kiện cho người lao động an tâm làm việc.

* Hoàn thiện giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động

- Việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động cần thực hiện trong toàn đơn vị đảm bảo thống nhất có sự phân cấp.

- Cụ thể trong công tác quản lý lực lượng lao động, để tránh tình trạng người lao động hưởng lương thời gian có mặt đầy đủ nhưng hiệu quả công việc không cao cần củng cố ý thức trách nhiệm trong công việc của họ. Việc chấm công phải đúng kỷ luận, đúng quy định và được giám sát chặt chẽ.

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ” tại Huyện đoàn Trần Văn Thời.

- Chuyên đề đã đề cập và giải quyết một số vấn đề về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Trên cơ sở thực tế đã nêu, chuyên đề đã đi vào phân tích những vấn đề công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị. Và tôi nhận thấy mình cần phải học hỏi nhiều thêm nữa. Tôi vận dụng lý luận đã tìm hiểu đưa vào thực tiễn và từ thực tiễn làm rõ lý luận.

- Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong cơ quan. Vì thế, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương khoa học, hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan là một vấn đề quan trọng và thiết thực.

Tuy nhiên, do thời gian và trình độ hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu xót, tôi mong được sự chỉ bảo, góp ý cũng như phê bình của các Thầy Cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

4.2. Kiến nghị

* Đối vời đơn vị thực tập

- Thường xuyên theo dõi, nâng cấp các phần mềm mà nhà trường đang sử dụng, nhất là phần mềm kế toán. Phần mềm này thường hay bị lỗi.

- Do đơn vị áp dụng hình thức kế toán máy, nên máy vi tính luôn cần được bảo trì. Đây là một công cụ ảnh hưởng không ít đế công tác kế toán. Cần có tổ chức lưu trữ cho hợp lý để phòng tránh bị mất dữ liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ Tài Chính (2001 - 2006), 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Hà Nội. - Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp: Ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ - BTC ngày 30/03/2006 của Bộ tài chính, NXB Hà Nội.

- TS Huỳnh Lợi, Kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài Chính.

- Võ Văn Nhị (2010), 261 sơ đồ kế toán doanh nghiệp : Dùng cho sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, NXB Hà Nội.

- Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lý kế toán,NXB Hà Nội.

- Võ Văn Nhị, Mai Thị Hoàng Minh (2007), Hướng dẫn thực hành kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Hà Nội.

- Võ Văn Nhị và các tác giả (2010), Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB Hà Nội.

- Hà Thị Ngọc Hà, Trần Khánh Lâm (2008), Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp công lập, bài tập và lập báo cáo tài chính : Biên soạn theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Hà Nội.

- Võ Văn Nhị (2009), Kế toán hành chánh sự nghiêp: Tóm tắt lý thuyết, hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, NXB Hà Nội .

- Hoàng Anh (2009), Chế độ kế toán & quy định mới về quản lý thu chi trong cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp theo mục lục ngân sách 2009, NXB Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kế toán lương và các khoản trích theo lương tại huyện đoàn Trần Văn Thời (Trang 39)

w