Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Khách sạn

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Cửu Long (Trang 40)

- Nâng cao mức sống và đào tạo nhân sự.

3.4.3.2Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Khách sạn

Nâng cao chất lượng phục vụ:

Chất lượng phục vụ của nhân viên ảnh hưởng lớn đến việc duy trì và khả năng thu hút khách hàng nên nâng cao chất lượng phục vụ là việc làm cần thiết.

Không ngừng nâng cao chất lượng của Khách sạn, đưa ra chính sách giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho Khách sạn.

Xây dựng và cải tiến hệ thống chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cần kiểm soát được đầu vào của quá trình gồm: yêu cầu của khách đối với nhà hàng, các nguồn lực, các phương cách tạo đầu ra như ý muốn.

Xây dựng hệ thống thông tin rộng rãi trong Khách sạn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để phục vụ khách tốt hơn.

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị:

Mức trang bị công cụ lao động, dụng cụ chuyên dung và hiệu quả sử dụng các dụng cụ có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng phục vụ. Vì vậy, cần phải bổ sung, đổi mới liên tục các trang thiết bị tạo sự sang trọng cần thiết cho khách sạn – nhà hàng, tạo điều kiện thu hút khách du lịch, nâng cao uy tính Khách sạn.

Khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phải đảm bảo tính đồng bộ và hợp lý với khả năng sử dụng của khách.

Thường xuyên đổi mới, bổ sung những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phù hợp với tiến bộ xã hội, đáp ứng nhu cầu của khách.

Luôn luôn đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ trong các khâu sản xuất chế biến món ăn, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ khác. Cần khai thác sử dụng tối đa khả năng của cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cần có phương án kinh doanh cụ thể đặt biệt là mùa thấp điểm, hạn chế việc sử dụng không cân đối cơ sở vật chất trong năm.

Đa dạng hóa cơ sở vật chất kỹ thuật trong Khách sạn đáp ứng nhu cầu của khách về chất lượng phục vụ cao và đa dạng.

Kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại, hài hòa với thiên nhiên nhưng không kém phần độc đáo, thuận tiện cho khách.

Gia tăng doanh thu phòng của Khách sạn: Khách sạn có thể tăng doanh thu của

phòng bằng cách thực hiện các chiến lược: Kéo công suất phòng.

Kéo dài sự chi tiêu.

Đối với cơ sở ăn uống:

Đẩy mạnh kinh doanh ăn uống và các dịch vụ tại nhà hàng, quan tâm phát triển những món ăn đặc sản địa phương.

Tăng cường quảng cáo, khuyến mãi thu hút khách hàng đặc tiệc nhất là vào mùa cưới.

Tham gia các chương trình hội chợ triển lãm, liên hoan ẩm thực để tiếp thu kinh nghiệm và quảng cáo thương hiệu.

Tăng cường vốn đầu tư:

Xác định cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động, nguồn vốn đầu tư trong các bộ phận.

Kiểm tra định kỳ mức vốn đầu tư, mức chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được.

Định kỳ đánh giá lại vốn, sử dụng triệt để công suất tài sản cố định, giảm đến mức thấp nhất tình trạng lãng phí tài sản.

Tăng cường nguồn vốn đầu tư để hiện đại hóa các trang thiết bị và mở rộng quy mô kinh doanh của Khách sạn.

Phát huy tối đa tiềm lực có sẵn của nguồn nhân lực:

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên học thêm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên nghiệp bằng cách tham gia các chương trình liên hoan ẩm thực, những hội thi trong ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng – khách sạn.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Cửu Long (Trang 40)