Quản lý hoạt động văn hóa thông tin (nhiếp ảnh, ghi âm…) 46-

Một phần của tài liệu Khóa luận Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

6. Bố cục của khóa luận 9-

2.3.4 Quản lý hoạt động văn hóa thông tin (nhiếp ảnh, ghi âm…) 46-

Mỗi dịp đầu xuân và lễ hội, đồng bào cả nƣớc lại về Đền Hùng để tƣởng nhớ đến tổ tiên, về nơi mộ Tổ. Bản thân mỗi cá nhân đều có nhu cầu ghi lại những kỷ niệm, lƣu giữ lại ấn tƣợng về Đền Hùng. Xuất phát từ nhu cầu đó, các dịch vụ văn hóa thông tin nhƣ: chụp ảnh, văn hóa phẩm, đồ lƣu niệm… có cơ hội phát triển.

Ban đầu các dịch vụ này do tƣ nhân tự mở ra, bên cạnh mặt tích cực còn nảy sinh nhiều hoạt động kinh doanh vƣợt quá ngƣỡng, khiến ngƣời dân và du khách không khỏi phiền lòng. Từ năm 1999 để quản lý tốt hoạt động chụp ảnh của tƣ nhân trong khu vực di tích, Ban quản lý di tích Đền Hùng đã phối hợp cùng với phòng quản lý báo chí xuất bản Sở Văn hoá-Thông tin và Thể thao tỉnh Phú Thọ tiến hành kiểm tra thẩm định tay nghề chụp ảnh cả về lý thuyết lẫn thực hành cho gần 60 ngƣời đăng ký chụp ảnh dịch vụ để chọn ra 24 ngƣời đủ tiêu chuẩn biên chế thành hai tổ chụp ảnh dịch vụ tại khu vực di tích Đền Hùng. Những thợ ảnh tƣ nhân muốn hoạt động trong khu vực di tích cần phải qua thẩm định tay nghề, Sở Văn hoá- Thông tin và Thể thao cấp giấy phép cũng nhƣ có thẻ giấy phép hoạt động của Ban quản lý di tích Đền Hùng kèm theo số hiệu hành nghề nhất định đối với mỗi thợ ảnh để cho tiện việc quản lý.

Trên thực tế, tuy đã tiến hành kiểm tra, rà soát đối với các thợ chụp ảnh trong khu vực di tích nhƣng do khu vực di tích rộng khiến công tác quản lý vấp phải nhiều khó khăn nên vẫn còn những thợ ảnh tƣ nhân không có giấy phép hoạt động, chèn ép giá cả khách du lịch, hoặc có những hành động không đúng nhƣ quy định do Ban quản lý di tích Đền Hùng ban hành.

Đây là một trong những hoạt động dịch vụ khá sôi nổi, và phổ biến tại lễ hội Đền Hùng, hoạt động này không chỉ tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, bên cạnh đó, sâu xa hơn, họ vô hình chung đã giúp quảng bá hình ảnh lễ hội Đền Hùng thông qua những tấm hình theo du khách đi khắp mọi miền cả nƣớc, theo chân những kiều bào vƣợt ra khỏi biên giới nƣớc nhà. Bởi vậy, cần đƣa ra những biệp pháp hữu hiệu, mang tính văn hóa để tổ chức lại các hoạt động dịch vụ nói chung cũng nhƣ hoạt động dịch vụ chụp ảnh nói riêng, tạo tâm lý an tâm đối với du khách khi về dâng hƣơng tỏ lòng thành kính tại Đền Hùng.

Bên cạnh việc quản lý, kiểm soát các hoạt động chụp ảnh trong khu vực di tích, những năm gần đây, nhất là khi Trung tâm dịch vụ-du lịch đƣợc thành lập năm 2007 thì công tác sƣu tầm, hoạch định, sắp xếp các ấn phẩm văn hóa, các tài liệu viết về Đền Hùng ở trong và ngoài nƣớc đƣợc đặc biệt quan tâm, chú trọng. Ấn phẩm văn hóa phổ biến ở hầu hết các điểm du lịch, di tích, nó chứa đựng những nét riêng, thể hiện một phần của di tích, của lễ hội. Tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, các loại hình ấn phẩm văn hóa khá đa dạng, phong phú với nhiều kiểu dáng, mẫu mà, hình thức thể hiện nhƣ: cuốn sách, những tập ảnh, tranh, tƣợng, lịch, bƣu thiếp, trống, đĩa… Bản thân những loại hình ấn phẩm này đã thể hiện, biểu trƣng một phần di tích Đền Hùng, những nghi lễ, lễ thức trong giỗ Tổ Hùng Vƣơng… Mỗi năm tại Đền Hùng đón từ sáu triệu đến bảy triệu lƣợt khách, du khách từ mọi miền xa xôi của đất nƣớc cũng tranh thủ chút thời gian về dâng hƣơng lên Vua Hùng. Du khách, nhất là những ngƣời từ nơi xa đến luôn chọn cho mình những vật phẩm lƣu niệm nhỏ mang về làm quà. Qua tìm hiểu, có thể thấy rằng, nhu cầu mua những ấn phẩm văn hóa lƣu niệm là rất lớn, đòi hỏi cần có một hệ thống dịch vụ đáp ứng và

các kiot bày bán các ấn phẩm văn hóa lƣu niệm đƣợc mở ra ngày càng nhiều với nhiều các loại sách báo, ấn phẩm, đồ lƣu niệm… Theo báo cáo tổng kết, nhìn chung những năm gần đây tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, việc sắp xếp các kiot đƣợc thực hiện khá tốt, các quầy sạch, đẹp, gọn gàng, nhất là các kiot bán đồ lƣu niệm đều đƣợc dựng theo một mẫu chung thống nhất. Ngoài ra tại tầng một, ngay khu vực cửa ra vào của bảo tàng, du khách cũng có thể chọn mua cho mình rất nhiều loại đồ lƣu niệm nhƣ: trống đồng, mặt trống đồng, đĩa in hình Đền Hùng, sách báo về Đền Hùng… và rất nhiều các loại mặt hàng văn hóa, đồ lƣu niệm khác nhau với đầy đủ thể loại, kích thƣớc. Giá cả các mặt hàng lƣu niệm, ấn phẩm bày bán trong khu vực bảo tàng đều đƣợc niêm yết giá với giá dao động từ 10.000 đồng đến 5.000.0000 đồng. Công tác tuyên truyền có nhiều chuyển biến tích cực nhƣ năm 2014 đã tổ chức họp báo với sự tham gia của hơn 40 cơ quan báo chí tại Hà Nội, biên tập 500 cuốn Đặc san Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Thọ chuyên đề giỗ Tổ Hùng Vƣơng-Lễ hội Đền Hùng năm 2014... Những chuyển biến trong công tác tuyên truyền cũng đƣợc thể hiện qua phiếu điều tra với 25 khách (50%), 11 khách (22%) nhận thấy công tác tuyên truyền đạt mức tốt và rất tốt, 12 khách (24%), 02 khách (4%) cho rằng mới đạt mức trung bình và kém. Việc 28% khách đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền chƣa cao do còn nhiều vấn đề tồn đọng nguyên nhân mang tính khách quan và chủ quan.

Ban quản lý đã ban hành quy định không cho tƣ nhân bán sách ngoài luồng, các loại băng đĩa nhạc cấm lƣu hành, nhƣng sách báo, băng đĩa lậu vẫn xuất hiện tại các kiot. Các đồ lƣu niệm nhƣ đĩa Đền Hùng, trống đồng… đƣợc bán với giá trên trời. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nội quy, quy chế lễ hội, gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự…chƣa thƣờng xuyên chỉ diễn ra trong dịp lễ hội.

Một phần của tài liệu Khóa luận Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)