e. ArcGIS Server
3.4.2 Giao diện trang web
Hình 3.10 Hệ thống thông tin thủy lợi
Hình 3.12 Hệ thống kênh
Hình 3.14 Hệ thống cống
Hình 3.16 Danh mục mặt cắt đê
Hình 3.18 Danh mục hệ thống điếm canh đê
Hình 3.20 Danh mục hệ thống kênh tưới chính
Hình 3.22 Danh mục hệ thống kênh tiêu chính
Hình 3.24 Cập nhật thông tin hệ thống đê
Hình 3.26 Cập nhật thông tin hệ thống kè
3.5 Kết luận
Sau khi tiến hành chạy thực nghiệm hệ thống thông tin thủy lợi tại huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống đã hoạt động khá ổn định và thực hiện tương đối tốt các chức năng nhưđã phân tích thiết kế. Hệ thống đã đáp ứng được các mục tiêu cụ
thể sau:
+ Thao tác bản đồ (phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ, mở rộng bản
đồ, thay đổi màu bản đồ, kích thước nét vẽ, phông chữ, đường nét của bản đồ); + Bổ sung công trình thủy lợi: Thêm, xóa, chỉnh sửa vị trí của các công trình thủy lợi mà hệ thống quản lý;
+ Cập nhật thông tin kỹ thuật công trình: Lưu trữ các thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế và thông số kỹ thuật hiện trạng của các công trình thuỷ lợi, thể hiện dưới dạng báo biểu tùy theo dữ liệu đầu vào;
+ Cập nhật thông tin lịch sử duy tu công trình: Lưu trữ lịch sử các đợt duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp của từng công trình thủy lợi, thể hiện dưới dạng báo biểu tùy theo dữ liệu đầu vào;
+ Cập nhật lịch tưới, tiêu: Cập nhật và lưu trữ thông tin về lịch tưới hoặc lịch tiêu của trạm bơm, in ra;
+ Cập nhật thông tin về nhu cầu tưới và lưu trữ dữ liệu tưới của từng đợt cho từng thửa ruộng, thể hiện dưới dạng báo biểu tùy theo dữ liệu đầu vào;
+ Cập nhật thông tin tiêu và lưu trữ dữ liệu tiêu thoát nước của từng đợt cho từng thửa ruộng, thể hiện dưới dạng báo biểu tùy theo dữ liệu đầu vào;
+ Cập nhật thông tin về hạn hán và lưu trữ dữ liệu về tình hình hạn hán của từng đợt hạn hán, thể hiện dữ liệu bằng báo biểu;
Cập nhật thông tin ngập úng và lưu trữ dữ liệu về tình hình ngập úng của từng
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Những kết quả tìm hiểu, nghiên cứu của luận văn về yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin đã cho thấy việc xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý hệ thống thủy lợi là vô cùng cần thiết. Hệ thống này không chỉ là một hệ thống hỗ trợ quản lý, công cụđa mục tiêu của riêng ngành quản lý mà còn có tác động to lớn đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông, nông nghiệp, quy hoạch vùng, hỗ trợ công tác
đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ trật tự an ninh… Sau đây là các kết quả chính mà luận văn thực hiện được:
− Phục vụ trực tiếp công tác quản lý thủy lợi của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh phúc dựa trên công nghệ hệ thống thông tin địa lý, thông qua:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thủy lợi lưu trữ các lớp thông tin chuyên đề về thủy lợi tích hợp với cơ sở dữ liệu bản đồ nền địa hình trong một hệ thống GIS thống nhất toàn tỉnh;
+ Phát triển hệ thống hỗ trợ công tác quản lý thủy lợi bằng công nghệ GIS, phục vụ các nội dung cơ bản như sau:
• Quản lý, theo dõi thông tin về hiện trạng sử dụng, các thông số kỹ thuật của các công trình thuỷ lợi (đê, hồđập, kênh, mương, trạm bơm, cống,...) phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, gồm: Năm xây dựng; dung tích thiết kế; cao trình thiết kế; lưu lượng thiết kế; mức độ kiên cố hoá, diện tích tưới hoặc tiêu thiết kế; diện tích tưới hoặc tiêu thực tế; đơn vị quản lý;...
• Quản lý thông tin phục vụ công tác theo dõi quá trình xây dựng, khai thác, duy tu hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh;
• Theo dõi công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản;
• Hỗ trợ theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình hạn hán và ngập úng đối với diện tích sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện.
− Hỗ trợ công tác quản lý, theo dõi, đánh giá, lập kế hoạch tưới, tiêu phục vụ
− Hỗ trợ công tác lập Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của từng vùng.
− Hỗ trợ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh phúc dựa trên cơ sở dữ liệu địa lý nền và tích hợp với các hệ thống thông tin
địa lý chuyên ngành khác của tỉnh.
− Hệ thống có tính mở cao, dễ phát triển, cập nhật và thân thiện với người sử
dụng. Hệ thống đã được vận hành thực tế và bước đầu được đánh giá là đã đáp ứng
được các yêu cầu trong công tác quản lý thủy lợi, giúp cho công tác quản lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hướng phát triển
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về công tác quản lý hệ thống thông tin thủy lợi.
Phát triển các công cụ xử lý dữ liệu.
Tiếp tục hoàn thiện và đi đến xây dựng một hệ thống các qui trình và chức năng chuẩn về phần mềm quản lý hệ thống thủy lợi trong toàn ngành nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thông tin quản lý thủy lợi ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Trường Xuân (2000), Một số kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin địa lý,
Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
2. Trung tâm Viễn Thám (2010), Xây dựng hệ thống thông tin thủy lợi Vĩnh Phúc,
Thiết kế kỹ thuật.
3. Trung tâm Viễn Thám (2012), Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia dùng chung.
4. Đặng Thúy Hồng (2008), Ứng dụng thông tin địa lý trợ giúp cho công tác phòng chống lũ lụt.
5. Kinh tế nông thôn (14/6/2010), Xây dựng hệ thống thủy lợi mang tính chiến lược.
Tiếng Anh
6. Environmental Systems Research Institute (2000), Modeling our word, ESRI Press;
illustrated edition edition Esri.
7. Environmental Systems Research Institute (1999), Building a geodatabase, ESRI
Press; illustrated edition.
8. Kang Tsung Chang (2007), Programming ArcObjects with VBA, CRC Press.
9. ESRI Press; illustrated edition edition (Sep 1 2005), ArcGIS Server Developer and Administrator Guide.