• Đáp ứng được yêu cầu xây dựng hệ thống theo mô hình đã chọn;
• Phù hợp với hiện trạng phần cứng và phần mềm của các đơn vị hưởng lợi, cụ
thể là hệđiều hành, quản trị CSDL thuộc tính và không gian phải phù hợp với máy chủ
hiện có của Sở Thông tin Truyền thông hoặc của Sở NN&PTNT, nơi sẽ được cài đặt phần chủ của hệ thống, còn phần mềm khách phải được xây dựng phù hợp với các máy trạm, các hệđiều hành hiện đang dùng ởđó.
2.4.2 Lựa chọn mô hình ứng dụng
Các loại mô hình ứng dụng
• Mô hình ứng dụng chạy độc lập (Desktop)
Ưu điểm: mềm dẻo, linh hoạt, dễ sử dụng, dễ cài đặt, thường áp dụng với CSDL nhỏ, chi phí thấp. Thường không mất chi phí mua hệ quản trị CSDL.
Nhược điểm: khả năng xử lý đồng thời, tổng hợp dữ liệu yếu
• Mô hình ứng dụng chạy trên môi trường mạng cục bộ khách/chủ
(Client/Server)
Ưu điểm: mềm dẻo, linh hoạt, xử lý đa chức năng, có khả năng xử lý
đồng thời, cơ sở dữ liệu tập trung, quản lý CSDL lớn
Nhược điểm: các tác nhân tham gia hệ thống bắt buộc phải nằm trong cùng một mạng cục bộ. Khi chạy ứng dụng bắt buộc phải kết nối vào hệ thống (do yêu cầu kết nối tới máy chủ). Đôi khi các tác vụ đơn giản có thể xử lý độc lập để tăng tiến độ và thời gian thực hiện.
• Mô hình ứng dụng chạy trên mạng diện rộng (Web) Ưu điểm: Khả năng chia xẻ thông tin cao
Nhược điểm: khả năng xử lý đồ họa yếu (do phụ thuộc vào môi trường Web), khả năng đặt máy chủ, v.v…
• Mô hình lai: là dạng ứng dụng có khả năng vừa chạy độc lập, vừa chạy trên môi trường mạng khách/chủ vừa dễ dàng liên thông tới hệ thống Website cung cấp dữ liệu
Ưu điểm: Tuyệt đối
Nhược điểm: Chi phí cao, xây dựng phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ cao để xây dựng liên thông Desktop-Client/Server-Web
Các mô hình trên đều có các ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên thường tùy thuộc vào nhu cầu, mức độứng dụng mà người ta lựa chọn mô hình phù hợp.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản lý công tác thuỷ lợi tỉnh Vĩnh Phúc là một hệ thống đa người dùng, gồm rất nhiều tác nhân tham gia hệ thống. Các tác nhân này lại nằm ở nhiều địa bàn khác nhau do đó yêu cầu trao đổi dữ liệu, cung cấp thông tin là khá đa dạng và phức tạp.
Từ phân tích trên cho ta thấy mô hình ứng dụng lai là phù hợp, tuy nhiên phải xét
đến mức độ hạ tầng cơ sở, mức độ thiết bị máy móc công nghệ hiện tại, đảm bảo các yêu cầu bảo mật thông tin.
Như vậy hệ thống thông tin địa lý quản lý công tác thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc phải bao gồm ít nhất hai thành phần:
• Thành phần ứng dụng tác nghiệp chạy trên môi trường Client/Server hoặc Desktop
• Thành phần ứng dụng tra cứu, cung cấp thông tin trên mạng diện rộng (Web)
2.4.3 Môi trường phát triển ứng dụng
Hiện tại các hệ thống thông tin địa lý của các nước trên thế giới thường được xây dựng bởi một trong các môi trường lập trình sau:
• Microsoft Visual Basic
• Microsoft Visual Studio.NET
• Java
• PHP
Hiện tại môi trường .NET là môi trường hiện đại nhất cho phép dễ dàng xây dựng, triển khai ứng dụng trên nhiều hệđiều hành như: Windows, Linux.
Môi trường .NET cho phép xây dựng mô hình ứng dụng lai một cách tối ưu, chặt chẽ, xuyên suốt và đồng nhất.
2.4.4 Công nghệ hệ thống thông tin địa lý