Khái quát về hệ thống Thủy lợi khu vực thi công

Một phần của tài liệu Công nghệ GIS và WEB trong xây dựng hệ thống thông tin thủy lợi (Trang 51)

e. ArcGIS Server

3.2Khái quát về hệ thống Thủy lợi khu vực thi công

Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt, tuy diện tích tự nhiên không lớn nhưng tỉnh có đủ cả 3 vùng sinh thái đặc trưng là đồng bằng, trung du và miền núi. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc lại nằm kề thủđô Hà Nội – trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch. Để có thể phát huy được thế mạnh của mình, thúc đẩy phát triển một cách hài hòa các ngành kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của nhân dân, công tác tác thuỷ lợi đảm bảo cho việc cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất, phòng chống hạn hán và lũ lụt là một trong những nhiệm vụ cần được

ưu tiên hàng đầu.

Hiện tại, Vĩnh Phúc có một hệ thống các công trình thuỷ lợi đa dạng, phức tạp, bao gồm:

- 247 hồ chứa nước với tổng dung tích 75 triệu m3, trong đó 10 hồ có diện tích tưới lớn hơn 300ha, 237 hồ nhỏ;

- 379 trạm bơm lớn nhỏ với tổng công suất điện lắp đặt 20.000 KW, trong đó 12 trạm bơm lớn, 367 trạm bơm nhỏ;

- 2.400 km kênh tưới các loại, trong đó kênh loại I là 78 km, kênh loại II là 440 km, kênh loại III là 1000 km và khoảng 890 km kênh nội đồng cung cấp nước đến khoảnh, thửa. Toàn tỉnh đã hình thành một hệ thống kênh trục tiêu với gần 300 km kênh tiêu trục chính, bao gồm các trục tiêu sông ngòi thiên nhiên như Sông Phan, Cà Lồ, các ngòi tiêu Cầu Ngạc, Cầu Mai, Cầu Đọ, Cầu Triệu, các kênh tiêu Bến Tre, Nam Yên Lạc, Thạnh Phú, Tam Báo và gần 400km kênh trục tiêu nhánh. Có 39 cống tiêu lớn (hầu hết là các cống qua đê) và hàng trăm cống tiêu trong các vùng, các cánh đồng làm nhiệm vụđiều tiết nước ra các trục tiêu để tiêu cho 15.300 ha ruộng đất.

- Toàn tỉnh đã hình thành 4 hệ thống thuỷ nông gồm:

+ Hệ thống do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Liễn Sơn quản lý, với diện tích thiết kế tưới là 24.500 ha;

+ Hệ thống do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mê Linh quản lý, với diện tích thiết kế tưới 9.000 ha;

+ Hệ thống do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Lập Thạch quản lý, với diện tích thiết kế tưới 6.400 ha;

+ Hệ thống do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Tam Đảo quản lý, với diện tích thiết kế tưới 6.600 ha.

Thực hiện chương trình kiên cố kênh mương, toàn tỉnh đã kiên cố được 830 km kênh mương các loại, góp phần nâng cao năng lực phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay diện tích được tưới mỗi năm đạt 109.300 ha, trong đó:

+ 33.499 ha được tưới bằng hồđập;

+ 69.168 ha được tưới bằng bơm điện;

+ 6.633 ha được tưới bằng khe lạch;

Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi hiện nay trong tỉnh vẫn chưa đảm bảo tưới

được hết toàn bộ diện tích canh tác. Còn khoảng 2.900 ha chưa có công trình tưới, chủ

yếu dựa vào nước trời. Một phần diện tích được tưới, khoảng 3.700 ha, chưa ổn định về nguồn nước, có năm đủ nước, năm thiếu nước, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.

Đối với công tác phòng chống lũ lụt, ngập úng, mặc dù tỉnh đã có được một hệ

thống tiêu nước khá phát triển, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hiện tại tình hình lũ, úng vẫn xảy ra và gây thiệt hại cho sản xuất. Năm bị úng nặng nhất có khoảng 3.000 - 3.500 ha lúa và màu bị ảnh hưởng, trong đó có đến 1.200 - 1.300 ha bị

mất trắng. Trung bình hàng năm có khoảng 1.500 - 1.700 ha bị ngập úng, trong đó khoảng 300 - 700 ha bị mất trắng.

Thiên tai hạn hán, lũ lụt là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều như nước ta. Việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi là cần thiết, thế nhưng chưa

đủ. Đầu tư nhiều mà sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí không chỉ vốn đầu tư

ban đầu, mà còn lãng phí cả nhân công, năng lượng trong quá trình vận hành, khai thác công trình.

Để có thể hỗ trợ công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, bảo đảm sự phát triển bền vững, trước hết các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật cần phải có thông tin về công tác thuỷ lợi không chỉ đầy đủ mà còn kịp thời cho những khi cần đưa ra các quyết định. Nói một cách cụ thể

hơn, những thông tin về các thông số kỹ thuật của các công trình thuỷ lợi, hiện trạng của chúng, chức năng nhiệm vụ của mỗi công trình trong toàn bộ hệ thống, bức tranh toàn cảnh của hệ thống trên bản đồ sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra được kế hoạch phát triển hệ thống một cách hợp lý, có những quyết định chính xác cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu công trình này hay công trình kia, nắm được điểm mạnh và điểm yếu

của toàn hệ thống. Thông tin kịp thời và chính xác về diện tích, mức độ hạn hán của từng xã, từng huyện, từng khu vực phục vụ của các hệ thống thuỷ nông sẽ giúp cho các chuyên gia kỹ thuật có được sắp xếp đúng đắn về mức độ ưu tiên của các địa phương trong khu vực mình phụ trách, còn các nhà quản lý ở cấp cao hơn có được quyết định hợp lý điều chỉnh lịch gieo trồng của các địa phương, điều hòa điện cho công tác tưới một cách tối ưu... Tương tự như vậy với việc chống ngập úng, phòng chống lũ lụt khi mưa lớn xảy ra. Các thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về diện tích ngập úng, về

các khu vực bị ngập úng, về mực nước sông và tình trạng báo động của từng quãng đê cho phép người lãnh đạo có các chỉ đạo chính xác về việc tiêu úng, về việc gia cố các

đoạn đê khi cần thiết... Trong trường hợp như vậy, các phương tiện truyền tải thông tin truyền thống như thư từ, điện thoại, Fax và cách lưu trữ truyền thống trên giấy, phương pháp sử dụng bản đồ giấy không còn phù hợp và không còn đáp ứng được yêu cầu quản lý, xứ lý thông tin phục vụ sản xuất và đời sống. Cần có một hệ thống thông tin hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin địa lý (GIS) đáp ứng được yêu cầu quản lý và xử lý các thông tin về công tác thuỷ lợi, cho phép các đơn vị quản lý, người dùng liên quan đến công tác thuỷ lợi của tỉnh cùng dùng chung, chia sẻ các thông tin có trong hệ thống, cùng cập nhật thông tin vào hệ thống, khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu Công nghệ GIS và WEB trong xây dựng hệ thống thông tin thủy lợi (Trang 51)