Đặc điểm tự nhiên, địa hình

Một phần của tài liệu Công nghệ GIS và WEB trong xây dựng hệ thống thông tin thủy lợi (Trang 48)

e. ArcGIS Server

3.1.2 Đặc điểm tự nhiên, địa hình

* Đặc điểm địa hình:

Do đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Phúc nên hình thái địa hình nơi đây hình thành 3 loại rõ rệt: địa hình núi, địa hình đồi trung du và đồng bằng.

+ Địa hình núi:

Phía Đông Bắc của tỉnh là dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình phân cắt mạnh với nhiều đỉnh có độ cao trên 1000 mét, cao nhất là đỉnh núi Giữa 1542m, tiếp đến là các đỉnh Đạo Trù, Phù Nghĩa, Thạch Bàn có độ cao trên dưới 1400m.

Phía Tây Bắc của tỉnh là địa hình núi thấp có độ cao từ trên 300m đến 600m, điển hình là núi Sáng (thuộc địa phận huyện Lập Thạch) cao trên 600m. Ngoài ra thuộc địa phận thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh còn các ngọn núi sót như

núi Đinh, núi Trống, núi Thanh Tước, núi Thằn Lằn.

+ Địa hình đồi trung du: Hình thái địa hình này gần như có mặt trên khắp địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Các ngọn đồi ở đây có dạng hình bát úp với độ cao dao động từ 50m–200m. Các đồi sót ở địa bàn huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc có độ cao từ 20m–50m.

+ Địa hình đồng bằng:

Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu trên

địa bàn huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, một phần diện tích các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng được hình thành từ sự bồi tụ

của các dòng sông lớn như sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và hệ thống sông suối ngắn bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo.

* Đặc điểm về chất đất:

Ngoại trừ vùng núi cao Tam Đảo, phần còn lại của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, đồi trung du và đồng bằng.

Vùng gò đồi được tạo thành do phù sa cổ được nâng lên vì vậy chất đất ở đây chủ

yếu là đất sét pha cát có lẫn sỏi và cuội rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, ngoài ra đất ở đây còn là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng.

Vùng đồng bằng ven thung lũng các sông lớn sông Hồng, sông Lô do phù sa bồi

đắp, đất đai phì nhiêu mầu mỡ rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Công nghệ GIS và WEB trong xây dựng hệ thống thông tin thủy lợi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)