Nhiệm vụ 6: Định giá cho các dòng thả

Một phần của tài liệu Phương pháp luận 6 bước đánh giá SXSH (Trang 28 - 30)

Để mô tả được tiềm năng thu lợi từ các dòng thải, một yêu cầu cơ bản là phải tính được chi phí cho các dòng thải đó. Chi phí này cần phản ánh tổn thất bằng tiền theo chất thải. Rõ ràng một dòng thải không dễ thấy được các chi phí có thể định lượng, trừ khi gắn liền với sự tổn thất trực tiếp về nguyên liệu hoặc sản phẩm, ví dụ: tiêu hao kiềm do thải bỏ dịch đen hoặc tổn thất xơ trong nước thải. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn thì ta có thể thấy một số yếu tố chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến các dòng thải. Các yếu tố chi phí có thể có gồm:

• Chi phí cho nguyên liệu trong phế thải;

• Chi phí cho sản phẩm trong dòng thải;

• Chi phí cho hơi nước và điện sử dụng trong quá trình;

• Chi phí xử lý và thải bỏ;

• Chi phí cho nước, xử lý và bơm nước;

• Các chi phí khác.

Các bước quy trình Dòng thải Lưu lượng,

m3/ tấn giấy SX Tổng chất rắn lơ lửng TSS (kg/tấn giấy SX) Rửa 1 W1 55,5 11kg Rửa 2 W2 38,5 3,8 kg Làm sạch ly tâm W3 1,7 4,3kg sợi và các chất bẩn mịn

Sàng W4 Một lượng nhỏ nước thải không

định lượng được do việc thải không liên tục Ép W5 4,9 Chủ yếu là nước Sấy W6 1,7 Cặn Tháp nước trắng W7 8,5 7,3kg Các chất độn bị mất W8 57,21kg các chất phụ gia sau hộp Đầu (chủ yếu chứa CaCO3) Xơ không định lượng được 65,6

Các yếu tố chi phí kể trên cần phải được xác định cho từng dòng thải và sau đó ta có thể tính toán tổng chi phí cho từng đơn vị chất thải. Trong hầu hết các trường hợp, rất khó tính toán tất cả các thành phần chi phí. Để tính toán thất thoát nguyên liệu ta cần tiến hành phân tích xác định các thành phần khác nhau của chất thải và khối lượng của chúng. Ví dụ: để tính toán tổn thất xơ trong dòng thải, cần đo TVSS (tổng lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi) trong dòng thải; hoặc tiêu hao soda kiềm có thể được xác định tương đối bằng cách tính toán hàm lượng hydroxide kiềm trong dòng thải.

Tương tự tính toán chi phí xử lý dòng thải, số liệu về chi phí xử lý trung bình với mỗi kg COD hoặc BOD được giảm đi có thể tham khảo Quản đốc tram xử lý nước thải. Chi phí này sau đó có thể áp được cho các dòng thải tương ứng. Đôi khi dòng thải không phải lúc nào cũng được tính bằng tải lượng ô nhiễm, mà có thể là tổn thất nhiệt như nước ngưng không được thu hồi. Trong những trường hợp như vậy, chi phí dòng thải có thể tương đương với tổn hao nhiệt năng được tính tương ứng với lượng than đá, dầu, ga hoặc điện tùy thuộc vào bản chất của loại nhiên liệu sử dụng trong quy trình. Phiếu công tác 11 sẽ giúp định giá cho các dòng thải.

PHIẾU CÔNG TÁC 11: Chi phí của các dòng thải

Chi phí xơ Chi phí nước Chi phí xử lý Chi phí khác Tổng Nguồn nước

thải Lượng Chi phí

Lượng Chi phí Lượng Chi phí Lượng Chi phí Lượng Chi phí

Tháp phóng Rửa bột Rửa sau tẩy trắng Phế phẩm từ rửa ly tâm Tràn do rò rỉ Nước lọc từ bong chứa Chảy tràn từ làm đặc

Rửa ly tâm máy xeo

Nước dư hố lưới Chảy tràn từ hố máy bơm cánh quạt

Chảy tràn bể thu hồi save all Rửa sản Dòng khác Máy xeo

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 77

Phiếu công tác 11: Chi phí các dòng thi (ví d)

Các dòng thải được xác định trong các nhiệm vụ trước được định giá dựa trên cơ sở các tài nguyên bị tiêu hao. Từ công đoạn xeo, các tài nguyên chính bị tiêu hao sẽ là xơ, nước và các hóa chất (chủ

yếu là cacbonat canxi, và các chất độn). Ví dụ dưới đây được lấy từ công ty giấy Việt Trì. Chi phí hàng năm được tính toán dựa trên công suất 7000 tấn/năm, giá nước: 500VND/m3; xơ: 6000VND/kg; các chất phụ gia: 1.238VND/kg (vì thành phần chủ yếu của phế thải vô cơ chỉ là CaCO3, nên chỉ tính đến chi phí cho cacbonat canxi).

Nhn xét: Cần xem xét chí phí xử lý và thải bỏđố với dòng thải. Khi có tổn hao nước ngưng cần xem xét kỹ hơn những tổn hao năng lượng.

Một phần của tài liệu Phương pháp luận 6 bước đánh giá SXSH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)