Các lợi thế theo các lý thuyết thương mại :

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Trang 53)

V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VIỆT NAM THEO CÁC LÝ

1.Các lợi thế theo các lý thuyết thương mại :

Từ những lợi thế trên đã cho thấy được tiềm năng của ngoại thương Việt Nam rất cao. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và nguồn tài nguyên phong phú là hai lợi thế nổi bật nhất của nền kinh tế Việt nam so với nhiều nước khác. Theo học thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, Việt nam nên xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế, và nhập khẩu các mặt hàng mà mình không có lợi thế, để làm tăng hiệu quả của nền kinh tế khi tận dụng được nguồn lực hạn chế, cũng như mang được lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia qua hoạt động trao đổi, buôn bán. Và để tận dụng được lợi thế trên, theo mô hình Heckscher-Olin, Việt nam nên tập trung sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng yếu tố mà Việt nam dư thừa (đó là lao động và tài nguyên); và nhập khẩu các mặt hàng có nguồn lực khan hiếm. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn gần đây :

- Nhóm nông, lâm, thủy sản: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, chè, đường, gỗ, quế…

- Nhóm nhiên liệu, khoáng sản: crôm, dầu thô, than đá, thiếc…

gốm sứ; hàng mây, tre, cói, lá, thảm; hàng thêu… - Nhóm hàng khác

Đây đều là các nhóm mặt hàng thâm dụng yếu tố lao động và tài nguyên thiên nhiên, là các yếu tố mà Việt nam đang dư thừa. Ví dụ: gạo, cà phê, cao su (thâm dụng lao động và tài nguyên đất); thủy sản (thâm dụng lao động và tài nguyên nước); hàng dệt may, giày dép (thâm dụng lao động); than đá, dầu thô (thâm dụng tài nguyên khoáng sản)…

Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu: - Tư liệu sản xuất:

+ Máy móc, thiết bị: thiết bị, phù tụng ngành dệt, may, ngành da giày, ngành giấy, ngành nhựa; máy và phụ từng sản xuất xi măng; máy

móc thiết bị hàng không; linh kiện điện tử…

+ Nguyên, nhiên vật liệu: xăng, dầu các loại; dầu mở nhờn; sắt; thép; phân bón; nhựa đường; bông; thuốc trừ sâu; bột mỳ…

- Hàng tiêu dùng: máy điều hòa nhiệt độ, xe máy, ôtô, sữa, thuốc…

Các mặt hàng nhập khẩu là các mặt hàng mà Việt nam hiện có nguồn lực khan hiếm(nguồn nhân lực có trình độ cao, tư bản) và chưa đủ điều kiện để sản xuất: (cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật cao), chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp. Trong mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra cho nền kinh tế Việt nam. Nước ta đang dần chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp. Để dễ phân tích, ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm nhóm :

Nhóm 1: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v..

Nhóm 2: Những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v.. Nhóm 3 : Những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài

Nhóm 4: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bom nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v.. Nhóm 5: Những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như

máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v..

Nhóm 1 và nhóm 2 là những nhóm ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Nhưng trong hai ngành chủ lực là may mặc và giày dép, hiện nay Việt Nam chỉ mới tập trung trong công đoạn gia công và chủ yếu dựa vào lao động giản đơn. Các giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài. Việt Nam cần nỗ lực nội địa hoá các công đoạn có giá trị tính thêm cao. Nhưng dù sao các ngành này vẫn là nhóm thuộc các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh, nghĩa là những ngành đã và hiện đang có sức cạnh tranh. Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế hiện tại, có ngành đã phát huy được, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng cũng có ngành chưa phát huy được do môi trường hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Quan trọng hơn, để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt nam trong tương lai, cần phải xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng, đồng thời Việt Nam phải có lợi thế so sánh động. Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, nguồn nhân lực và khả năng tích luỹ tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh các điều kiện đó, sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực.

Vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay là xác định được những ngành hội đủ hai điều kiện này, và từ đó đưa ra các chính sách tạo ra các tiền đề, điều kiện để tiềm năng biến thành hiện thực. Trong các nhóm ngành công nghiệp trên, nhóm 4 và 5 là nhóm Việt nam có lợi thế so sánh động, vì có đủ hai điều kiện nêu trên: nhu cầu thế giới vẫn đang tăng cao về các mặt hàng trong nhóm đó, và lợi thế so sánh động của Việt nam thể hiện ở chỗ các nước có điều kiện tương đồng với Việt nam đã làm được điều này, và hiện tại Việt nam cũng đang thu hút được đầu tư của các công ty nước ngoài vào việc phát triển các nhóm ngành này.

2.Đánh giá theo mô hình đàn sếu bay

Theo lý thuyết mô hình đàn sếu bay ở chương I thì mỗi nước sẽ được chia làm 4 giai đoạn( nếu tuân theo các quy luật của mô hình),

Giai đoạn 1: Các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển và xuất khẩu trở lại một số sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp.. Giai đoạn 2: Các nước chậm phát triển nhận đầu tư của các nước phát triển để tự chế tạo lấy các hàng hóa công nghiệp tiêu dùng mà trước kia vẫn phải nhập. Đây là giai đoạn tích lũy tư bản và mô phỏng công nghệ chế tạo của các nước phát triển.

Giai đoạn 3: Những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành những sản phẩm xuất khẩu. Khoảng cách giữa những nước đi sau với các nước phát triển không còn bao xa, vì vậy mà số lượng và quy mô mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng.

Giai đoạn 4: Xuât khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu giảm xuống, nền công nghiệp đã đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển và bắt đầu chuyển giao một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cho các nước kém phát triển hơn.

Trong giai đoạn 1990-1995 của nước ta thì việc nhập khẩu các hang công nghiệp và xuất khẩu các hàng hóa thủ công, nông nghiệp là phổ biến. Và trong giai đoạn này Việt Nam cũng chưa đươc nhiều sự đầu tư của nước ngoài, một phần bị cấm vận và cũng do nước ta đang trong giai đoạn kém phát triển. Mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu vẫn là các mặt hàng nông sản và các mặt hàng thô. Tiếp theo là giai đoạn 1996-2001 này chúng ta thấy Việt Nam cũng đã nhận được nhiều sự đầu tư của nước ngoài, các nhóm hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu đã có tỷ trọng tăng lên theo các năm. Nhưng do Việt Nam là một nước thuần nông, tỉ lệ dân cư ở nông thôn chiếm đa số trong bộ phận dân cư nên sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp còn rất chậm chạp. Mặc dù trong các giai đoạn sau 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010 được sự đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài và Việt Nam cũng có những bước tiến bộ trong các ngành công nghiệp nhưng nước ta vẫn hòa nhập vào “ đàn sếu” ở Châu Á một cách rất chậm.

Theo các phân tích và số lieu trên thì chúng ta thấy được nền kinh tế Việt Nam cũng đi theo mô hình “sếu bay” của Đông Á. Nhưng tốc độ bắt kịp của Việt Nam chưa nhạy bén. Và nhiều mặt hàng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc.

Các mặt hàng sản phẩm công nghệ vẫn chỉ được Việt Nam lắp ghép rồi xuất khẩu ra thế giới, sự chuyển giao công nghệ của các nước đi trước trong mô hình “ đàn sếu” chưa được hoàn thiện.

Việt Nam cần phải có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực cũng để tiếp nhận các công nghệ của các nước đi trước chuyển giao, có các chính sách hợp lý để cho sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành thật nhanh chóng, đê tránh cho mình không theo kịp mô hình đàn sếu, tránh bị đẩy lùi sự phát triển của Việt Nam so với nền kinh tế Đông Á cũng như nền kinh tế thế giới.

CHƯƠNG 3 : KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU

- Chính sách thúc đẩy xuất khẩu phải được thực hiện với cách tiếp cận phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước

Phương pháp tiếp cận lý thuyết kinh tế của Phương Tây cần có điều chỉnh phù hợp so với bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam. Các chính sách như đẩy mạnh mở cửa kinh tế, xóa bỏ rào cản thương mại để thúc đẩy xuất khẩu cần đi kèm các biện pháp bảo hộ nhằm dung hòa lợi ích giữa các tầng lớp nhất định trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cần có sự thay đổi qua từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế

Các biện pháp chính sách được thực hiện theo phương châm từ dễ đến khó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cải cách thí điểm đến cải cách đại trà, cải cách trên phạm vi hẹp đến cải cách trên phạm vi rộng hơn... Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, tham gia vào thương mại toàn cầu một cách sâu rộng cần có những chính sách phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế nhưng vẫn thúc đẩy xuất khẩu.

- Áp dụng những chính sách thích hợp để khơi thông nguồn lực của đất nước, hình thành và phát triển các ngành xuất khẩu

Một trong những bài học quý báu nhất rút ra từ chính sách cải cách mở cửa nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng của Trung Quốc là việc phá bỏ sự cứng nhắc trong cơ chế phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện để những nguồn lực trong một thời gian dài không được sử dụng hoặc sử dụng lãng phí được chuyển đến những ngành mà đất nước có lợi thế so sánh. Bên cạnh việc giải phóng sức lao động cho các ngành xuất khẩu, chính sách phi tập trung hóa và mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương đã giúp bộc lộ một lợi thế cực kỳ quan trọng trong việc dẫn tới sự thần kỳ về xuất khẩu của Trung Quốc từ giữa những năm 80.

- Áp những chính sách thích hợp để tạo lập và phát triển những lợi thế cạnh tranh mới, dẫn đến sự chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu xuất khẩu

Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiến tới tỷ trọng lớn hàng hóa xuất khẩu là các mặt hàng có hàm lượng vốn, công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhà nước cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho các ngành nghề xuất khẩu trong khuôn khổ chính sách định hướng ngành mục tiêu, thực hiện chính sách nhằm tạo lập và phát triển năng lực công nghệ quốc gia, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong nước kết hợp với nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

- Khai thác một cách thích hợp vai trò của tỷ giá hối đoái và các biện pháp đòn bẩy khuyến khích tài chính để thúc đẩy xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Khai thác một cách thích hợp vai trò của tỷ giá hối đoái có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ. Trung Quốc là một điển hình khi tận dụng vai trò của tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó cần phải có những chính sách tài chính hỗ trợ xuất khẩu như thực hiện hoàn hoặc miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT, cung cấp tín dụng xuất khẩu và dịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh cho những người xuất khẩu; và các dịch vụ hỗ trợ công cộng khác.

- Khai thác và phát huy triệt để vai trò của FDI để thúc đẩy, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

FDI là chiếc ''chìa khóa vàng", là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thu hút FDI là giải pháp quan trọng để tiếp cận nguồn vốn, bí quyết kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khu vực xuất khẩu, và đẩy mạnh thâm nhập thị trường thế giới. Chính vì thế cần có những chính sách thu hút FDI trong thời ký mở cửa, khuyến khích các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, định hướng xuất khẩu.

II. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN 1. Nhóm các giải pháp vĩ mô

1.1. Điều chỉnh cơ cấu ngành là cơ sở cho chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu

- Cơ cấu xuất khẩu là kết quả của cơ cấu ngành, cải thiện cơ cấu xuất khẩu phải bắt đầu nâng cấp cao độ cơ cấu ngành. Việc điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu phải xuất phát từ điều chỉnh cơ cấu ngành, dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả lao động sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển hướng sức lao động sang ngành phi nông nghiệp, đồng thời khuyến khích ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành chế tạo

nâng cao trình độ cơ cấu trong nội bộ ngành, phát triển ngành dịch vụ. Đồng thời, khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp thu ngoại tệ, ngành dịch vụ và du lịch quốc tế, tạo điều kiện thị trường tốt hơn để tiến ra thế giới. Công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp nhất tới sự phát triển xuất khẩu.

- Cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất khác, chú trọng tới các ngành sản xuất cơ khí.... Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các ngành khác nhau theo mức giá thế giới (xét theo tiêu chí giá trị gia tăng). Trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh. Cân nhắc trong việc lựa chọn các dự án đầu tư, nhất là đầu tư vào những ngành không hiệu quả (tốn kém nhiều nguồn lực hơn để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể so với chi phí nhập khẩu sản phẩm tương tự). Đánh giá lại các ngành hiện nay đang sản xuất với chi phí cao hơn giá thế giới và đặt ra những vấn đề về tái cơ cấu, trước hết cần rà soát lại các ngành tập trung nhiều vốn thuộc các doanh nghiệp Nhà nước. Trên cơ sở đó đưa ra các phương án cụ thể như: đóng cửa, xây dựng mới, chuyển đổi sở hữu, bổ sung đầu tư.

- Thực hiện ưu đãi đối với các ngành ưu tiên như các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên cơ sở so sánh lợi thế thực tế và định hướng chung của Nhà nước. Các biện pháp ưu đãi có hiệu quả nhất là các biện pháp ưu đãi đầu tư, giảm thuế đầu vào nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, ưu đãi trong đào tạo công nhân, kĩ sư…

- Việc xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu và ngành công nghiệp hỗ trợ là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Điều này chỉ có làm tốt bằng cách xây dựng quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kịp thời giải quyết những điểm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Trang 53)