Các thị trường nhập khẩu chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Trang 49)

III. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM

2.Các thị trường nhập khẩu chính

Trong các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, xu thế chiếm lĩnh thị trường của hàng nhập Trung Quốc được thể hiện khá rõ. Nếu sau năm 1991, Trung Quốc mới chiếm 0,85% kim nghạch nhập khẩu của nước ta thì đến năm 1996 con số đó là 3.11% và năm 2006 là 16,13%. Đáng lưu ý là Việt Nam nhập khẩu quá nhiều hàng hóa từ các nước Châu Á.Trong 8 quốc gia hàng đầu nhập khẩu vào Việt Nam có 3 nước ASEAN và 5 nước châu á khác. Trong khi Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu máy móc thiết bị để phát triển sản xuất thì những nước có công nghệ sản xuất hàng đầu, công nghệ nguồn đều vắng bóng hoặc chiếm vị trí rất khiêm tốn trong cá nhà nhập khẩu hàng đầu.

IV. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu thấp hơn khu vực kinh tế trong nước vào những giai đoạn đầu từ những năm 1990 – 2002, xấp xỉ trong năm 2003 và vượt lên những năm sau của giai đoạn 2004 – 2010.Điều này cho thấy khu vực sử dụng vốn FDI có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cao hơn khu vực trong nước.

Giai đoạn này còn chứng kiến sự xuất siêu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhập siêu của khu vực kinh tế trong nhà nước. Năm 2007, khu vực kinh tế trong nước đã nhập siêu gần 19 tỷ USD và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 6 tỷ.

Bảng 14: Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế

NĂM 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ

2009 Triệu đô la Mỹ

TỔNG SỐ 5448,9 7255,9 9185,0 9360,3 11541,4 14482,7 15029,2 16706,1 20149,3 26485,0 32447,1 39826,2 48561,4 62685,1 57096,3

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế trong nước 3975, 8 5100,9 5972,0 6145, 3 6859,4 7672,4 8230,9 8834,3 9988,1 11997, 3 13893, 4 16764, 9 20786,8 28162,3 26724,0 Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài(*) 1473, 1 2155,0 3213, 0 3215,0 4682,0 6810,3 6798,3 7871,8 10161,2 14487, 7 18553, 7 23061, 3 27774,6 34522,8 30372,3 Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế trong

nước 73,0 70,3 65,0 65,7 59,4 53,0 54,8 52,9 49,6 45,3 42,8 42,1 42,8 44,9 46,8

Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài(*) 27,0 29,7 35,0 34,3 40,6 47,0 45,2 47,1 50,4 54,7 57,2 57,9 57,2 55,1 53,2

Hình 6 : Biểu đồ cơ cấu trị giá xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế

Nguồn : Tính toán của nhóm nghiên cứu

Trong thời gian những năm đầu 1990 – 1998 nền kinh tế nhà nước đang chiếm vai trò quan trọng và chủ yếu trong xuất khẩu của nước ta(năm 1995 xuất khẩu của nền kinh tế nhà nước là 3975,8 triệu đô la Mỹ chiếm 73% trong tổng số giá trị xuất khẩu theo thành phần kinh tế, trong khi đó ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 27%). Giai đoạn đầu này xuất khẩu của nền kinh tế nhà nước qua các năm đều gần gấp đôi khu vực ngoài nhà nước. dần dần qua các giai đoạn khi nước ta từng bước hội nhập và mở cửa với nền kinh tế thế giới, đầu tư nước ngoài nước ta tăng dần và hoạt động ngày càng hiệu quả, xuất khẩu ở các khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng dần và dần chiếm tỉ trọng lớn (năm 2009 : khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 53,2% trong khi khu vực kinh tế nhà nước là 46,8%). Năm 2001, xuất khẩu của khu vực này chiếm 24,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 đã tăng lên 34,5% và năm 2009 chiếm tới 42,3%, riêng 7 tháng đầu năm 2010 đã chiếm tới 46,2% với cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp, gia công chế biến.

Về nhập khẩu, năm 2001, tỷ trọng nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm 30,7%, năm 2005 chiếm 37%, năm 2009 chiếm 37,3% và 7 tháng đầu năm 2010 chiếm 42%. Điều đáng chú ý là nếu tính chung cả giai đoạn 2001-2005, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của cả nước (17,5%) thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu

(18,6%) thì khu vực FDI đã đạt được tăng trưởng xuất khẩu (27,6%) cao hơn tăng trưởng nhập khẩu (25,7%).

Và từ năm 2006-2010 cũng tương tự như vậy, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn này đạt 15,8% và tăng trưởng nhập khẩu đạt 17,3%, nếu tính riêng khu vực FDI thì tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt tới 22,8% và tăng trưởng nhập khẩu là 20,2%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong những năm vừa qua là thiết thực hơn, cũng như các cơ chế chính sách trong chừng mực nào đó đã phát huy tác dụng trong khu vực FDI.

Như vậy khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng chiếm vị thế quan trọng hơn, góp phần cho mức tăng trưởng toàn kinh tế. Đặc biệt là mức tăng trưởng GDP do thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng liên tục các năm 2003.2004,2005 nhanh hơn thành phần nhà nước và toàn nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Trang 49)