Tình hình xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Trang 41)

II. ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO NHÓM HÀNG

2. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

2.3.2. Tình hình xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực

a) Thủy sản

Thủy sản là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam và là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp một nguồn thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước và góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân mặt hàng này trong cả giai đoạn là 13%/năm..

Bảng 9 : Xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn2006-2010

Năm Kim ngạch

(triệu USD) Tốc độ tăng (%)

2001 1.777 20,2 2002 2.035 14,5 2003 2.200 8,1 2004 2.408 9,4 2005 2.732 13,6 2006 3.357 22,9 2007 3.763 12,1 2008 4.510 19,9 2009 4.251 -5,7 2010 5.000 17,6 Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Trong giai đoạn này, hàng thủy sản của Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá của các Công ty Hoa Kỳ như vụ kiện bán phá giá tôm, cá da trơn, hay các rào cản về dư lượng thuốc kháng sinh… Các rào cản này đã gây ra không ít khó khăn cho nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã nhanh nhạy tìm ra giải pháp, khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới cũng như các thị trường truyền thống ngoài thị trường Mỹ như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, EU, Hàn Quốc… Do đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những năm qua của Việt Nam không ngừng tăng lên góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu gạo giai đoạn 2001-2005 có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao. Giai đoạn 2001-2003, do có biến động giá gạo trên thị trường thế giới giảm, cộng với đó là sản lượng gạo của Việt Nam giảm nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm nhẹ. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến 2005, giá gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới liên tục tăng cao do chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng được cải thiện, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt tại 85 nước trên thế giới trong khi năm 2003 là 58 nước.

Bảng 10: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010

Năm Sản lượng (Nghìn tấn) Kim ngạch

(Triệu USD) Tốc độ tăng KN (%)

2001 3.729 625 -6,6 2002 3.236 726 16,1 2003 3.810 719 -1,0 2004 4.063 905 25,9 2005 5.255 1.408 55,6 2006 4.642 1.275 9,1 2007 4.580 1.490 16,8 2008 4.745 2.895 94,2 2009 5.958 2.663 -8,0 2010 6.500 3.000 12,7 Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Trong những năm gần đây, tuy diện tích canh tác lúa giảm do việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất… song do năng suất cao nên sản lượng lúa gạo của nước ta liên tục tăng. Giai đoạn 2001-2005 tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt trên 20 triệu tấn, nguồn ngoại tệ thu về cho đất nước khoảng 4.383 triệu USD; giai đoạn 2006-2010 tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt trên 26 triệu tấn với giá trị đạt 11,3 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu gạo của Việt

Nam đạt mức kỷ lục cả về lượng và giá trị xuất khẩu với 6,8 triệu tấn, tương đương 3,2 tỷ USD.

c) Cà phê

Cà phê Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu, chiếm trên 90% sản lượng sản xuất hàng năm. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng tăng và là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Bảng 11 : Xuất khẩu cà phê giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010

Năm Sản lượng

(Nghìn tấn)

Kim ngạch

(Triệu USD) Tốc độ tăng KN (%)

2001 931 391 -22 2002 722 322 -17,6 2003 749 505 56,8 2004 976 641 26,9 2005 913 740 8,1 2006 981 1.217 64,5 2007 1.232 1.916 57,4 2008 1.061 2.113 10,3 2009 1.181 1.731 -11 2010 1.100 1.540 -15,8 Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Mặc dù xuất khẩu cà phê của nước ta đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, nhưng chất lượng cà phê của ta chỉ đứng thứ 4 và thứ 5 so với một số nước do vấn đề chủ yếu nằm ở khâu chất lượng, kỹ thuật bán hàng và việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chưa thực sự khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thế giới, do vậy giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam là các nước EU, Thụy Sỹ và Mỹ.

Tóm lại, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh. Xét theo cơ cấu kế hoạch nhà, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần sự phụ thuộc vào các mặt hàng khoáng sản.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w