III. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
1. Các đối tác thương mại chính
1.3 Các thị trường xuất khẩu chính
Trong số các đối tác xuất khẩu chính, Mỹ đã vươn lên trở thành đối tác nhập nhiều hàng xuất khẩu nhất của Việt Nam.Sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994 và lập quan hệ ngoại giao với nước ta năm 1996, tỷ trọng của Mỹ trong thương mại của Việt Nam tăng mạnh từ 3% năm 1996 lên gần 19% năm 2005. Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam với 20,8 tỷ USD (Năm 2008) tăng 27,31% so với năm 2007.Nhập khẩu tăng gấp 3,2 lần (tăng 25,68%) so với xuất khẩu, đạt xấp xỉ 16 tỷ USD (tăng 25,68%) và tăng 33,0 % xuất khẩu với 4,85 tỷ USD.
Trong giai đoạn năm 2008, đối tác lớn thứ 2 là Nhật Bản với 16,71 tỷ USD tăng 36,1% trong đó xuất khẩu cao hơn nhập khẩu đạt 8,5 tỷ USD tăng 39%, nhập khẩu 8,2 tỷ USD tăng 33,1%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm dầu thô (2,1 tỷ USD, tăng 107%), hải sản (831 tr USD), hàng dệt may (799 tr USD), dây và cáp điện (729 tr USD), linh kiện điện đử máy tính (309 tr USD).
Đứng thứ 3 là Mỹ đạt 14,5 tỷ USD và vẫn giữ vị trí số 1 về nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với 11,9 tỷ USD – tăng 23,1 % so với năm 2007. Hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu với 5,12 tỷ USD (tăng 14,7 %), giầy dép 1,08 tỷ (tăng 21,46%), sản phẩm gỗ đạt 1,05 tỷ USD (tăng 22,2%). Kim ngạch nhập khẩu đạt 2,6 tỷ USD, tăng 55,64%).
Singapo là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với giá trị buôn bán 2 chiều đạt 12,1 tỷ USD (tăng 17,1 %), trong đó xuất khẩu 2,7 tỷ USD (tăng 21,46%), nhập khẩu đạt 9,4 tỷ USD (tăng 23,17 %). Nhập siêu từ thị trường này vẫn ở mức cao với 6,6 tỷ USD (tăng 23,9%).
Hàn quốc là quốc gia đứng thứ 5 về kim ngạch buôn bán 2 chiều với 9,8 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu 8,36 tỷ USD (tăng 56,59 %) xuất khẩu 1,4 tỷ USD (tăng 12,71 %).