3.2:PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Trang 57)

3.2.1:Phương hướng phát triển

Tiếp tục phát triển bền vững với tốc độ cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; đi đầu trong sự nghiệp Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực.Phát huy tốt vai trò vùng kinh tế động lực và có sức lan tỏa; trong đó khu vực có 4 tỉnh:Tp Hồ Chí Minh, Đông Nai, Vũng Tàu, Bình Dương phải đi trước sớm để hoàn thành sự nghiệp CNH – HĐH, lôi kéo và giúp đỡ các tỉnh khác trong và ngoài vùng phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao cạnh tranh, phát triển các ngành có năng suất lao động cao, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng.Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.

Chuyển dịch cơ cấu ngành, và lãnh thổ theo hướng hình thành và phát huy vai trò các trung tâm thương mại,xuất khẩu, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, văn hóa, đào tạo đối với khu vực phía Nam và cả nước.Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, loc dầu; sản xuất điện, phân bón và hóa chất từ dầu khí.Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp-đô thị, khu công nghiệp công viên. Phát triển kinh tế cửa khẩu.

Tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực và quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khai thác các nguồn vốn trong nhân dân để phát triển công nghiệp.

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

ý đào tạo nhân viên tay nghề cao.Phối hợp đào tao nguồn nhân lực giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoài vùng

Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo đảm công bằng xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Chý ý đến chính sách đối với đồng bào dân tộc ít người ở giáp biên giới Campuchia

Phát triển bền vững hài hòa về 3 mặt: Phát triển có hiệu quả kinh tế; Phát triển hài hòa các mặt xã hội; Cải thiện môi trường. Từng bước kiểm soát vấn đề di dân tự do tới các tỉnh trong vùng, gắn với công tác bảo về rừng, phát triển CN gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí.

Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá kết hợp với phân bổ hợp lý, tập trung xây dựng một số khu công nghiệp chuyên ngành. Phân bổ hợp lý công nghiệp trong một không gian kinh tế thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở lợi thế vị trí, lợi thế của từng địa phương, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng. Di dời các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ra vùng quy hoạch ở ngoại thành, gắn với đổi mới công nghệ và xử lý chất thải.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm an ninh Quốc phòng trong mọi tình huống.

3.2.2:Mục tiêu phát triển

3.2.2.1: Về phát triển kinh tế:

Tổng sản phẩm trong vùng (GDP theo giá 1994) năm 2020 ít nhất tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010. Đến năm 2020 khu vực CN, XD và DV chiếm khoảng 95-96% tổng GDP, trong đó tỉ trọng DV chiếm 41-42%, cao hơn mức bình quân của cả nước. Tăng trưởng kinh tế theo GDP của vùng thời kỳ 2011-

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2020 đạt 8,2%, trong đó thời kỳ 2011-2015 tăng khoảng 7,9 đến 8,5% và thời kỳ 2016-2020 tăng bình quân 8,4%. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để tăng nhanh khả năng xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn vốn cho phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu.

Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 2544 USD năm 2008 lên 3.620 USD năm 2015 và 22310 USD năm 2020.

Giảm dần các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, trình độ thấp và dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng xung quanh. Tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, trình độ công nghệ hiện đại. Ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm như điện tử - tin học - viễn thông, cơ khí. Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn bị nhân lực cho quá trình phát triển công nghiệp hội nhập AFTA và WTO.

Giữ mức đóng góp cho ngân sách của cả nước trên 60% cả thời kỳ 2010- 2020.

Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm trong tiến trình hiện đại hóa, nâng cao dần tỷ lệ LĐ qua đào tạo giai đoạn 2011-2020 đạt trên 60%.

Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và trong khu vực Đông Nam Á đủ đáp ứng cho nhu cầu của khu vực Phía Nam và khách hàng quốc tế.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phối hợp với các địa phương xung quanh trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhằm hạn chế tình trạng cục bộ, phát triển chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh, triệt tiêu nội lực phát triển giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phát triển công nghiệp phần mềm với tốc độ nhanh, phấn đấu đưa Thành phố trở thành Trung tâm phần mềm của cả nước và khu vực.

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn với quy mô ngày càng lớn, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất khẩu.

3.2.2.2: Về phát triển xã hội

Ổn định số dân trong vùng đến năm 2020 khoảng 14-15 triệu người.

Tỷ lệ lao động không có việc làm ở mức an toàn cho phép khoảng 4%.Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%.

Thực hiện nâng cao một bước sức khỏe của người dân, tăng tuổi thọ bình quân lên 75 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 10%.

Bảo đảm kỉ cương trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; Đảm bảo bền vững môi trường ở cả độ thị và nông thôn trong vùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.3: Về bảo vệ môi trường

Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ôi nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

Năm 2015, tỉ lệ che phủ rừng trên mức 35%, 100% các cơ sở sản xuất mới, xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch và được trang bị các thiết bị giảm thiểu ôi nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải và 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường;40% các khu độ thị và 70% các khu công nghiệp,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 80-90% chất thải rắn được thu gom; xử lý được trên 75% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế.

Khắc phục ôi nhiễm môi trường trước hết ở những nơi đã bị ôi nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái,từng bước nâng cao chất lượng môi trường,

Xây dựng ĐNB vùng có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

3.2.2.4: Về an ninh quốc phòng

Đẩy mạnh công tác quốc phòng, chống tệ nạn xã hội.Tăng nhanh số xã phường trong sạch vững mạnh, không còn tệ nạn xã hội, tiến tới xây dựng các địa bàn trong vùng trở thành địa bạn văn minh, lịch sự, có đời sống văn hóa xã hội trong sạch lành mạnh.

Tăng cường vai trò của tổ chức Thanh niên, Hội Phụ nữ và các tổ chức xã hội trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em ngay tại địa bàn phường, xã.

Tăng cường tiềm lực Quốc phòng An ninh kết hợp với phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Trang 57)