HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Gọi tắt là ĐNB & TĐPN ) bao gồm 8 tỉnh,thành phố: Hồ Chí Minh,Tỉnh Tây Ninh,Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai , Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.Diện tích của vùng là 23554,6 km2, bằng 7,1% diện tích cả nước. Dân số (năm 2008) là 12,83 triệu người, bằng 14,9% dân số cả nước.Trong đó vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Tây Ninh, Bình Phước,Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích tự nhiên 23554,6 km2, dân số là 12,15 triệu người,chiếm 77,5% về diện tích và 81,8 về dân số toàn vùng ĐNB & TĐPN.
Vùng ĐNB & TĐPN giáp với các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng song Cửu Long.Phía Tây và Tây Nam của vùng tiếp giáp với tỉnh Đồng Bằng song Cửu Long; Phía Đông và Đông Bắc giáp với các tỉnh phía Nam Trung Bộ và Biển Đông.Phía Bắc Và Tây Bắc giáp với Campuchia.
Vùng ĐNB có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong công cuộc CNH-HĐH; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu ; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hang, nghiên cứu, ứng dụng và triển
khai khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…
Vùng ĐNB có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kĩ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở “Mặt tiền Duyên Hải” phía Nam, là cầu nối của cửa ngõ lớn giao lưu với thế giới;các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, nhất là khu vực dọc theo đường 51,QL63,QL14,QL22 có điều kiện để phát triển công nghiệp,có trục đường Xuyên Á chạy qua.Long An, Tiền Giang mới được xác nhập vùng KTTĐ phía Nam, có dư địa lớn để mở rộng, phát triển các KCN,khu đô thị mới,tạo điều kiện giải tỏa mật độ tập trung cao tại các khu vực hạt nhân của vùng,đồng thời phát huy tác động lan tỏa của đô thị hóa và công nghiệp hóa của vùng hạt nhân sang các tỉnh lân cận.
ĐNB nằm trong khu vực phát triển năng đông,đạt mức tăng trưởng cao nhất cả nước,nhiều trung tâm kinh tế,công nghiệp,thương mại,dịch vụ,khoa học kỹ thuật,đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế có lực lượng lao đông dồi dào,tay nghề cao,có nhiều cơ sở đào tạo,nghiên cứu khoa học,công nghệ;Có hệ thống đô thị phát triển,các khu công nghiệp phát triển mạnh,trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và Quốc tế,được gắn kết bằng đường bộ,đường biển,đường hang không, tạo điều kiện thuận lợi trong sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.
Vùng ĐNB nằm trên tuyến đường biển quan trọng,ở điểm trung chuyển trên đường hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam từ Đông sang Tây,trên tuyến đường xuyên Á nối liền giữa các nước ĐNA lục địa; đồng thời nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới với các trung tâm lớn như BawngKoc, xingapo,KualalamBua…..vì thế vùng ĐNB có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài,mở rộng thị trường,khai thác các cảng trung
chuyển quốc tế…Để đẩy mạnh nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.
Vùng ĐNB có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hang đầu ở khu vực Phía Nam Việt Nam.
2.1.1.2.Điều kiện tự nhiên
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa các vùng Tây Nguyên,Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long,vùng ĐNB vừa có địa hình miền núi,trung du,vừa có địa hình đồng bằng và ven biển có độ dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam,từ Tây sang Đông.
Địa hình đa dạng với khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo,với mùa mưa mùa khô rõ rệt,nền nhiệt,ẩm cao,ít thay đổi trong năm.Nhiệt độ trung bình hàng năm luôn ở mức cao ( ~27 độ C ,lượng bức xạ tương đối ổn định trong 150kcal/cm3/năm.Lượng mưa bình quân hằng năm từng khu vực khác nhau nhưng giao động khoảng 1500-3000mm.Khí hậu tương đối điều hòa,những biến động thất thường năm này qua năm khác là nhỏ,có ít thiên tai,không bị thời tiết quá hại,ảnh hưởng của bão hạn chế.Khí hậu với những ngày nắng kéo dài,thuận lợi cho xây dựng các công trình CN,dân dụng,phát triển du lịch, thuận lợi cho cây trồng,vật nuôi, đặc biệt thích hợp với các loại cây CN hàng năm và lâu năm.Tuy nhiên trong 10 năm qua,điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật,sự phân hóa mưa sâu sắc theo mùa nên mùa khô mưa ít gây thiều nước,gió khô nóng,sương muối,giông,tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khác nghiêm trọng vào mùa nắng tại nhiều khu vực của vùng.Đây là vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch bố trí cây trồng,vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích hợp để phát triển ổn định của vùng và hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu do các điều kiện khí hậu gây ra.
Mạng lưới thủy văn của vùng chủ yếu là các song của hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Mê Kong.Khu vực các tỉnh Long An và Tiền Giang có 2 sông lớn chảy qua là sông Tiền, và sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh
ngang,dọc hàng trăm km kênh mương đã được đào đắp trong khoảng 300 năm nay,thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mạnh phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp.
Trong vùng có 2 hồ thủy lợi lớn kết hợp với thủy điện và Dầu Tiến và Trị An với dự trữ hàng năm khoảng 3,6 tỷ m3.Đây là nguồn dự trữ quan trọng không những cho Nông Nghiệp,đẩy mặn và đưa nước ngọt vào cho nhiều khu vực Nông Nghiệp ven sông vào mùa khô,sản xuất một khối lượng điện năng lớn và có thể điều tiết một phần nước cho các khu trung tâm đô thị và khu công nghiệp.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội.
Vùng ĐNB là vùng thuộc vùng trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển, với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2000 – 2005 là 11,4%, giai đoạn 2006-2008 là 13,2%); là vùng có đóng góp GDP và thu ngân sách nhà nước cao nhất toàn quốc (Năm 2006, tổng thu NSNN trên địa bàn vùng ĐNB đạt 165.952 tỷ đồng, chiếm 59,3% tổng thu cả nước (cả nước 279.472 tỷ đồng). Vùng ĐNB là vùng tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại hoá, thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Cơ cấu theo ngành năm 2006: Nông - lâm - ngư nghiệp 4,26%%, Công nghiệp – xây dựng 61,9% %, dịch vụ 33,81%%)
Với vị trí, vai trò quan trọng, cũng như những thuận lợi, khó khăn là vùng kinh tế động lực của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của vùng, nhằm thu huy động cao nhất các nguồn nội lực, thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã hội xây dựng vùng
ĐNB và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, do xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước, sự hội nhập với thị trường quốc tế theo tiến trình cam kết khi vào WTO và thành viên của khối APEC, mục tiêu phát triển kinh tế - x• hội của vùng cũng theo tiến trình thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập sâu hơn, với chính sách phát triển kinh tế – xã hội hiện hành đã bộc lộ nhiều yếu tố bất cập, vì vậy việc rà soát, điều chỉnh, ban hành và áp dụng cơ chế chính sách mới giai đoạn 2011-2020 cho phù hợp là hết sức cần thiết và cấp bách để phát triển toàn diện một vùng kinh tế động lực của cả nước và khu vực.
2.2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNGNAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010.