Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Trang 42)

Tính đến năm 2008,so với cả nước,vùng ĐNB chỉ chiếm 9,24% diện tích tự nhiên,14,9% dân số cả nước và với tỷ lệ đô thị hóa là 48,4%, gấp 1,78% cả nước ( cả nước là 27%); Vùng đã đóng góp 34,8% GDP của cả nước.GDP/người của vùng đạt khoảng 55,4 triệu đồng ( gấp 3,2 lần GDP/người của cả nước ).Tỷ trọng giá trị CN của vùng trong tổng giá trị toàn ngành CN cả nước tăng 38,3% năm 1995 lên 44,7% năm 2008.

Một số chỉ tiêu vùng ĐNB so với cả nước năm 2008.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Cả nước Số tuyệt đối % so với cả nướcVùng ĐNB

1 Diện tích km2 329314,5 23554,6 7,2 2 Dân số 1000 người 86210,8 12828,8 14,9 3 Tỷ lệ đô thị hóa % 27 58,1 215 4 GDP (giá ss 1994) tỷ đồng 489800 170351 34,8 5 GDP/người (giá h.h) triệu đồng 17,3 55,4 320

6 Thu ngân sách. tỷ đồng 183000 111147 60,7

7 Giá trị xuất khẩu triệu USD 78355 23869 73,5 8 GTSX CN (giá ss 1994) tỷ đồng 204449 91389 44,7

9 Số khu CN Khu 131 57 43,5

10 Diện tích các khu CN Ha 26986

11 Số DA nước ngoài Dự án 7279 4515 62

12 Tổng vốn FDI triệu USD 66244 35673,3 53,8

Nguồn:Theo niêm giám Thông kê các tỉnh,báo cáo kế hoạch 5 năm 2001-2010 các tỉnh

Vùng Đông Nam Bộ tập trung nhiều khu CN (KCN) nhất cả nước.Các KCN chiếm 60,5% diện tích đất các KCN cả nước với tỷ lệ lấp đầy 60%, 55,4% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 60% số dự án,75% vốn đầu tư trong nước vào các KCN của cả nước.

I:Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu ngành tính theo GDP của nền kinh tế vùng có sự

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,nhưng sang tới thời kỳ 2006-2010 tăng nhanh cả về công nghiệp lẫn dịch vụ.

Tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản đã giảm từ 6,9% ( năm 2000 ) xuống 5,2% ( năm 2005) , 5,1% ( năm 2008 ) và dự kiến khoảng 4,7% năm 2010; công nghiệp và xây dựng tăng từ 56,3% ( năm 2000 )

So với cơ cấu kinh tế của cả nước,tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, chiếm tỷ trọng cao hơn và độ dịch trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐNB cũng lớn hơn, từ 53,1% năm 2000 tăng 57,3% năm 2005, năm 2007 đạt 58,7% và dự kiến năm 2010 sẽ đạt 57,5% ( cả nước từ 36,7% tăng 41% năm 2005); tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP nhỏ hơn, từ 6,9% năm 2005 xuống 4,5% năm 2010, trong khi đó của cả nước là 24,5% xuống 20,9%.

Cơ cấu kinh tế phân theo ngành và theo khu vực vùng ĐNB

Đơn vị:% 2000 2005 2008 2010 Cả nước Vùng ĐNB Cả Nước Vùng ĐNB Cả nước Vùng ĐNB Cả nước Vùng ĐNB Cơ cấu KT (%) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nông-lâm-thủy sản 24,5 6,9 21 5,2 22 5,7 21,3 4,6 CN-Xây dựng 36,7 57,6 41 62,3 39,9 56,1 40,3 56,6 DV 38,7 36,8 38 34,8 38,1 38,2 38,4 38,8

Nguồn:Số liệu thống kê 2008 và xử lý tổng dự án

II:Chuyển đổi cơ cấu kinh tê ngành góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng,thúc đẩy việc thu hút lao động.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,cơ cấu sử dụng lao động theo ngành thời kỳ 2001- 2010 của vùng ĐNB có sự chuyển dịch theo hướng giảm tương đối tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành có sự chuyển dịch lớn. Tỷ trọng lao động khu vực nông – lâm – thủy sản từ 38,6% năm 1995 xuống 28,4% năm 2005 (cả nước là 69,7% năm 1995 và 56,8% năm 2005). Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp tăng từ 28,1% lên 33,1% và dịch vụ từ 33,3% lên 38,5% (tương ứng của cả nước là 13,2% và 17,9%; dịch vụ là 17,1% và 25,3%).

Cơ cấu lao động phân theo ngành.

ĐV:Nghìn người

Năm LĐ trong các ngành KTQD Nông-lâm-ngư nghiêp CN-Xây dựngTổng số (%) Tổng số (%) Tổng sô (%)DV

2000 5138 1680 31,3 1408 27,4 1616,4 41,3

2005 5738 1461 25,5 2259,5 39 1937,3 33,4

2008 6249 1375 22,2 2478 40,3 2314 37,5

2010 6544 1335 20,4 2756 42,1 2451 37,5

Nguồn Niêm giám thống kê 2008 và xử lý tổng hợp của Đề án

III:Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:Có sự phân hóa lãnh thổ khá rõ rang theo 3 tiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vùng:

-Tiểu vùng 1: là Thành Phố Hồ Chí Minh

-Tiểu vùng 2:gồm Đồng Nai, Bình Dương, và Vũng Tàu. -Tiểu vùng 3:gồm Tây Ninh, Bình Phước,

Cơ cấu kinh tế theo tiểu vùng Vùng ĐNB Phân ra các tiểu vùng Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Năm 2000 Diện tích (%) 100 6,9 34,8 35,8 Dân số(%) 100 38,9 26,8 12,4 GDP thực tế (%) 100 49 38,9 3,8 GDP/người (lần) 1 1,3 1,5 0,3 Xuất Khẩu(%) 100 40,8 55,6 1,3 Thu ngân sách(%) 100 44 52,8 1,2 Năm 2005 Diện tích (%) 100 6,9 34,8 35,8 Dân số(%) 100 40,1 26,8 12,4 GDP thực tế (%) 100 47,4 40,7 4,2 GDP/người (lần) 1 1,2 1,5 0,3 Xuất Khẩu(%) 100 44,8 41 12,1 Thu ngân sách(%) 100 45,8 47,5 4,6 Năm 2009 Diện tích (%) 100 6,9 34,8 35,8 Dân số(%) 100 51,7 34,5 13,8 GDP thực tế (%) 100 52,3 35,6 8,9 GDP/người (lần) 1 1,01 1,63 0,35 Xuất Khẩu(%) 100 47,3 50,5 2,3 Thu ngân sách(%) 100 50 47,4 2,6 Năm 2010 Diện tích (%) 100 6,9 34,8 35,8 Dân số(%) 100 52 35,9 14,1 GDP thực tế (%) 100 55,5 35,6 8,9 GDP/người (lần) 1 1,01 1,63 0,35 Xuất Khẩu(%) 100 47,3 50,5 2,3 Thu ngân sách(%) 100 50 41,3 2,3

Nguồn:Niêm giám Thống Kê năm 2009 của các tỉnh

Mỗi tiểu vùng đều đã đi dần vào khai thác được lợi thế so sánh, hình thành các trung tâm sản xuất lớn, tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến.Phát triển công nghiệp tại các tiểu vùng đều đã đước gắn với tăng quy

mô, năng lực với nâng cao hiệu quả phát triển; kết hợp phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ.Tập trung xây dựng các khu CN then chốt, tạo ra quá trình phân bổ công nghiệp ngày càng trải rộng và lan tỏa tăng tính liên kết trong nội bộ vùng, nhất là đối với các ngành CN quan trọng như: công nghệ cao, điện, xăng dầu, hàng hóa…

2.3.3:Tổng thu cho ngân sách nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước vùng ĐNB tăng từ 59,4 nghỉn tỷ đồng năm 2000 (65,51% tổng thu ngân sách của cả nước) lên 111,1 nghỉn tỷ đồng năm 2005 (62,34% tổng thu ngân sách của cả nước ), năm 2008 đạt 210,2 nghỉn tỷ đồng, năm 2010 dự kiến đạt khoảng 254,3 nghỉn tỷ đồng ( chiếm 62% tổng thu ngân sách của cả nước )

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

Đơn vị:Nghìn tỷ đồng Vùng,tỉnh 2000 2005 2007 2008 2009 DK 2010 Cả nước 94,6 178,2 315,9 338,1 361,7 410,2 Vùng ĐNB 62 111,1 190,8 210,2 232,2 254,3 % so cả nước 65,51 62,3 60,4 62,1 64,2 62 Tỷ trọng,TP so với vùng (%) 100 100 100 100 100 100 TP. Hồ Chí Minh 39 41 46,8 50 53,2 56,4 Đồng Nai 6,3 6,1 5,9 5,8 5,6 5,5 Bình Dương 3,2 3,2 4,6 4,6 4,6 4,6 Bình Phước 1,3 1,1 1,2 1,2 1,1 1,1 Tây Ninh 1,7 1,6 1,6 1,5 1,3 1,3 Vũng Tàu 48,5 46,6 40 37 34 31,2

Nguồn:Theo niêm giám Thống kê và BC thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 các tỉnh

Tổng chi ngân sách Nhà nước của vùng 2000 đạt từ 9,8 nghỉn tỷ đồng năm 2000 lên 13,2 nghỉn tỷ đồng năm 2005 và dự kiến năm 2010 chi ngân sách

đạt khoảng 60,8 nghìn tỷ đồng.Chi đầu tư của các tỉnh trong vùng khác nhau.Năm 2008, tổng chi ngân sách của TPHCM là 18542,5 tỷ đồng chiếm 52,5 tổng chi ngân sách của vùng, tỉnh Vũng Tàu là 3553 tỷ đồng chiếm 10,8%, tỉnh Đồng Nai là 2908,3 tỷ đồng chiếm 9,3%, các tỉnh còn lại thì chiếm khoảng 20,4% tổng chi ngân sách của vùng.Vùng ĐNB là vùng có tỷ lệ thu ngân sách/chi ngân sách cao nhất cả nước.

Chi ngân sách địa phương vùng ĐNB

Đơn vị:tỷ đồng STT Vùng,tỉnh 2000 2005 2007 2008 Ước 2009 DK 2010 Vùng ĐNB 9831 32653 43704 49702 56603 64544 Tỷ trọng Vùng so với cả nước ( % ) 9 12,4 10,9 15,4 15,5 15,7 Tỷ trọng các tỉnh so với vùng (%) 100 100 100 100 100 100 1 TP Hồ Chí Minh 47,1 65,2 52,9 53,6 54,4 55,2 2 Đồng Nai 16 9,9 14,2 14,5 14,7 14,9 3 Bình Dương 5,9 5,1 6,6 6,2 5,7 5,3 4 Bình Phước 7,4 3,9 5,5 5,7 5,8 6,1 5 Tây Ninh 8,4 4,1 7 7,3 7,6 7,7 6 Bà Rịa-Vũng Tàu 15,2 11,8 13,8 12,7 11,8 10,8

Nguồn:Theo niêm giám Thống Kê của các tỉnh, báo cáo kế hoạch 5 năm 2006-2010

Tỷ lệ thu/chi của toàn vùng ĐNB là 3,9 lần năm 2005 và 4,5 lần năm 2008.Trong 6 tỉnh, TP trong vùng thì chỉ có 4 tỉnh là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương có tỷ lệ thu chi vượt trên 110%, 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước có tỉ lệ thu/chi dưới 100%.

Tỷ trọng thu ngân sách/chi ngân sách cua vùng ĐNB

Đơn vị:%

2009Toàn Vùng ĐNB 3,9 4,5 4,7 4,9 Toàn Vùng ĐNB 3,9 4,5 4,7 4,9 1 Tp Hồ Chí Minh 2,9 4,5 4,9 5,4 2 Đông Nai 1,8 1,9 1,9 1,9 3 Bình Dương 2,3 3,6 4 4,5 4 Bình Phước 0,4 0,2 0,2 0,2 5 Tây Ninh 0,8 0,2 0,2 0,2 6 Vũng Tàu 14,8 13,9 14,5 15,1 2.3.4:Xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực knih tế mũi nhọn của vùng ĐNB.Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 24,4 tỷ USD, trong đó vùng ĐNB là 23,86 tỷ USD, chiếm 97,8% giá trị xuất khẩu toàn vùng ĐNB.Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của ĐNB gấp 5,5 lần mức bình quân của cả nước (gấp 3,8 lần nếu như không kể dầu khí ). Chỉ tiêu xuất khẩu bình quân đầu người của vùng đã tăng lên đáng kể, gấp 2,2 lần sau 5 năm ( từ 755 USD lên 1633 USD) và cao hơn nhiều so với mức bình quân của các vùng khác trong cả nước.Đây là vùng kinh tế có độ mở lớn nhất của cả nước.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn

Đơn vị :triệu USD

Nguồn:Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục thống kê

T/kỳ 2001-2005 B/q 2001- 2005( %) Thời kỳ 2006-2010 B/q 2006- 2010(%) 2000 2005 2006 2007 2008 DK 2010 Xuất khẩu 12088, 5 26066,6 16,6 33251 3881 6 4046 6 43500 12,5 % so với cả nước - - - 79,5 72,7 64,3 55,4 - GTXK/người ( USD) 833 1171 - 2476 2563 2544 3177 - Nhập khẩu 5982,9 13516,9 19,8 21132 27331 32191 33319 19,9 XK/NH % 202,5 192,8 - 157,2 142 141,2 189,7 - GTXK/người (USD) 59,9 108,8 - 1837 1908 2441 3048

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhập khẩu:Kim ngạch nhập khẩu của vùng ĐNB năm 2008 đạt 32,1 tỷ USD,

tăng 18,15% so với 2007 và chiếm 38,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006-2008 là 39,7%.Giá trị nhập khẩu bình quân đầu người là 2441 USD/người, tăng 57% so với năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2:Những hạn chế

- Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh hơn mức bình quân cả nước, song chưa tạo ra tiền đề cho sự tăng tốc và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chậm lại trong thời gian qua, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu thiếu hợp lý, không đồng bộ, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh (từ 56,3% năm 2000 lên 60% năm 2005) trong khi tỷ trọng dịch vụ lại giảm (từ 36,8% xuống 34,8%). Điều đó đã tác động đến môi trường sản xuất kinh doanh, đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, cụ thể là làm tăng mức chi phí dịch vụ trong sản xuất, giảm năng suất lao động, tốc độ và chất lượng tăng trưởng.

Các ngành dịch vụ chất lượng cao cấp chậm phát triển, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển chung theo tiến trình hội nhập quốc tế cũng như chưa tạo điều kiện phát huy được tiềm năng thế mạnh của vùng.

Đầu tư vào khu vực dịch vụ (kể cả đầu tư trong nước và nước ngoài) giảm sút nhiều. So với năm 1995, tỷ trọng đầu tư vào dịch vụ của vùng chiếm 58,4% tổng đầu tư xã hội, năm 2005 giảm xuống 49%, nghĩa là giảm 9,4% sau 10 năm. Ngoài khu vực vận tải, bưu chính viễn thông tỷ trọng đầu tư chỉ giảm 1%, ngành giáo dục đào tạo tăng thêm 0,3% thì các ngành dịch vụ khác đều giảm mạnh.

Chuyển dịch cơ cấu lao động cũng thể hiện những điểm bất hợp lý, việc chuyển lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

lao động cao chưa mạnh. Tình trạng thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề song song tồn tại với tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức cao.

- Công nghiệp phát triển nhanh nhưng kém bền vững, không đồng bộ, cơ cấu công nghiệp thiếu hợp lý; tiến trình công nghiệp hóa chưa đi đôi với hiện đại hóa.

Sự tăng trưởng của vùng trong giai đoạn qua chủ yếu là do tăng trưởng ngành công nghiệp khai thác (dầu khí), đạt tốc độ 15,98%, trong khi đó công nghiệp chế tác chỉ đạt mức tăng tưởng 12,74%. Song trên quan điểm chiến lược phát triển dài hạn, sự phát triển chậm lại của ngành công nghiệp chế tác và chế biến là một hạn chế lớn đối với một trung tâm công nghiệp hóa quan trọng như vùng ĐNB & TĐPN.

Các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển. Giá trị quốc gia trong sản phẩm còn thấp (khoảng 20 – 25%), đối với sản phẩm dệt chỉ đạt 30%, ôtô 6- 8%, hàng điện tử 10%. Hầu hết các ngành công nghiệp trong vùng gần như chỉ mới phát triển ở khu vực hạ nguồn (lĩnh vực công nghiệp phụ trợ), bao gồm các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng… còn kém phát triển. Sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp còn thấp, chi phí sản xuất còn cao.

- Sản xuất nông nghiệp: của vùng chưa dựa trên nền tảng công nghệ sinh học

về giống và công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến… nên năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm so với các nước trong khu vực chưa cao (nhất là so với Thái Lan), sức cạnh tranh không cao; thất thoát sau thu hoạch còn lớn.

- Trình độ công nghệ, đổi mới và ứng dụng công nghệ cao còn chậm: Hầu hết

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chú ý áp dụng công nghệ tiên tiến; nhưng chủ yếu vẫn là công nghệ gia công, lắp ráp và chỉ đạt trình độ trung bình thế giới; nguyên liệu phần lớn đều phải nhập. Các doanh nghiệp trong

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nước đầu tư còn rất hạn chế vào các giải pháp kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ cao.

- Kết cấu hạ tầng tuy có phát triển nhưng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đang ngày càng quá tải. Quy hoạch đô thị, quản lý đô thị và KCN còn bất cập. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước và vấn đề xử lý rác thải rắn đang là vấn đề nóng bỏng trong vùng.

Là vùng có mật độ đường bộ cao, song tình trạng tắc nghẽn giao thông tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh. Đặc biệt hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia (kể cả đường bộ và đường sắt) phát triển chậm, hạn chế sự gắn bó liên kết phát triển liên vùng cũng như giảm khả năng phát huy nội lực của vùng.

Việc phát triển hệ thống cảng biển chưa hợp lý trên địa bàn. Đường sắt chậm phát triển, gây tình trạng ách tắc tại một số cầu, bến. Hạ tầng cấp thoát nước còn khá yếu kém ở khu vực nội thành, và đặc biệt còn gây ra tình trạng ngập lụt thường xuyên.

Các KCN, mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và rộng khắp, song quản lý xây dựng kém hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa phát triển KCN và phát triển đô thị, hạ tầng, thiếu tầm nhìn chiến lược về không gian và thời gian. Nhiều khu công nghiệp trong tình trạng phát triển thiếu đồng bộ, thiếu két cấu hạ tầng ngoài hàng rào (đặc biệt là nhà ở cho công nhân, công trình cấp thoát nước, ngập lụt vẫn xảy ra thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh). Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, có xu hướng gia tăng ở những đô thị lớn, tại hầu hết khu công nghiệp, đặc biệt là

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Trang 42)