Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội (Trang 29)

Với mọi doanh nghiệp, vốn luôn được coi là nhân tố quan trọng với Haicatex cũng không phải một ngoại lệ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ đạt khoảng 25% tổng số vốn cần thiết, còn lại là vốn vay nên hoạt động SXKD của công ty chịu ảnh hưởng khá lớn của chi phí sử dụng vốn vay. Vì thế, để có thể chủ động được nguồn vốn, trong thời gian tới Haicatex cần tập trung thực hiện các biện pháp sau :

+ Trước tiên: Haicatex cần xác định được nhu cầu vốn vay của công ty, từ đó có kế hoạch huy động vốn và lực chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm giám doạn hoạt động SXKD của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro xảy ra.

+ Thứ hai: Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách linh hoạt. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau :

- Huy động vốn từ cổ đông, cán bộ công nhân viên trong công ty. Bằng cách này công ty có thể huy động một cách tối đa năng lực và lòng nhiệt tình của cán bộ và công nhân trong công ty vì thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Vay vốn ngân hàng: Trong điều kiện công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty cần linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Đối với hoạt động xuất khẩu, công ty nên huy động nguồn vốn vay ngắn hạn do lãi suất thấp hơn nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, công ty nên sử dụng kết hợp cả ba nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn một cách phù hợp để làm giảm khó khăn tạm thời về vốn.

- Tranh thủ vốn từ các khách hàng nhập khẩu của công ty: Đây là khoản tiền trả trước của khách hàng. Tuy không thể coi là nguồn vốn huy động song công ty có thể sử dụng khoản vốn này mà không phải trả chi phí sử dụng. Để có thể sử dụng nguồn vốn này,công ty phải đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, phải nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản về chất lượng, giá cả, thời gian và cách thức giao hàng như đã thỏa thuận.Tuy nhiên, đây là nguồn vốn công ty chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn.

+ Thứ ba: Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, phải trả, hạn chế tối đa số lượng vốn bị chiếm dụng.

+ Thứ tư: Phải thường xuyên quản lý, kiểm tra hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho bãi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w