MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BDS

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bất động sản du lịch nghĩ dưỡng thành phố Hải Phòng – Thực trạng và giải pháp ( Lấy ví dụ tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconexitc ) (Trang 70)

HẢI PHÒNG

3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển BDS DL&ND Hải Phòng

3.2.2.1. Nhóm các giải pháp vĩ mô của nhà nước

3.2.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển BĐS DL&ND.

Quy mô BDS DL&ND là rất lớn, do đó công tác tổ chức quản lý dóng vai trò rất quan trọng. Nếu công tác quản lý không tốt sẽ gây ra lãng phí, thất thoát tài sản của quốc gia, doanh nghiệp.Vì vậy, công tác quản lý và tổ chức phải được xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

a. Về tổ chức */ Cấp nhà nước

Bộ KH&ĐT và Bộ Xây dựng là 2 cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức quản lý:

- Có trách nhiệm lên kế hoạch và xem xét thẩm định các dự án khả thi trước khi cấp phép thực hiện.

- Hoàn thiện xây dựng các cơ chế, chính sách, quy phạm các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật;

- Phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý;

*/ Cấp tỉnh và thành phố

- Đây là cấp quản lý toàn diện các hoạt động đầu tư phát triển BDS DL&ND, trực tiếp tiếp nhận nguồn lực từ Trung ương và phân bổ có trọng tâm trọng điểm tới từng địa phương, ban hành các thông tư chỉ thị, cụ thể hoá chính sách nước để thực thi trên địa bàn.

- Sở KH&ĐT và Xây dựng trực tiếp tổ chức quản lý kỹ thuật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách và phát triển các nhân tố mới trong phong trào để nhân rộng và động viên khen thưởng.

b.Về công tác quản lý

*/ Công tác qui hoạch khu vui chơi giải trí, du lịch, phát triển BĐS DL&ND

Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và bảo đảm sự thành công của BĐS DL&ND. Vì vậy công tác quy hoạch phải được tỉnh đặt lên hàng đầu. Do đó việc quy hoạch trong thời gian tới cần:

- Quy hoạch dựa trên cơ sở chọn vị trí thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển của chủ đầu tư, phải đi đôi với các địa điểm du lịch nghĩ dưỡng lớn, phải gắn liền hệ thống giao thông thuận lợi và các dịch vụ phát triển nhằm đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các khu quy hoạch trên địa bàn.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn trong công tác quy hoạch phát triển hạ tầng bên ngoài. Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái BĐS SL&ND đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật .

- Kiện toàn bộ máy của Sở KH&ĐT Hải Phòng để tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước đối với mọi hoạt động đầu tư phát triển;

- Thành lập hội đồng “ Xúc tiến đầu tư phát triển BDS DL&ND” thành phố Hải Phòng để quản lý, tổ chức và thực hiện qui hoạch các dự án trên địa bàn các địa phương trong thành phố phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2025 và định hướng 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Thành lập viện nghiên cứu, tư vấn đầu tư phát triển BDS DL&ND của tỉnh. Đây là một trong những định hướng đầu tư quan trọng để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển ở địa phương, đặc biệt là các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển của tỉnh. Phù hợp với điều kiện phát triển từng vùng, tránh trường hợp bội thực dự án giữa các vùng.

*/ Công tác thực hiện qui hoạch

- Tiến hành việc xác định ranh giới qui hoạch trên địa bàn các trọng điểm đã được xác định, sau khi đã có sự bàn bạc thống nhất với Cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh về quản lí qui hoạch.

- UBND TP chỉ đạo các chính quyền cấp huyện, xã thực hiện quản lí chặt chẽ lãnh thổ được qui hoạch.

- UBND chỉ đạo và có biện pháp thích hợp để chấm dứt tình trạng “ chia ô” trong đầu tư xây dựng các khu du lịch đã được xác định, đặc biệt đối với các khu mới phát triển như Đồ sơn, Cát bà…

- Có chính sách đầu tư thỏa đáng từ ngân sách địa phương kết hợp với sự hỗ trợ của ngân sách trung ương nhằm hoàn thiện việc nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển BDS DL&ND kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2.1.2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng kết cấu hạ tầng phải bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả vùng; trong đó xây dựng hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển, Khu du lịch nghỉ dưỡng Cát bà, Đồ sơn và các khu du lịch nghỉ dưỡng khác là thực sự cần thiết. Ngoài các chương trình, dự án cụ thể đã được xác định, cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp, liên hợp kiểu đặc khu.

- Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương đối với các khu được Chính phủ phê duyệt, tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa bàn mới để thu hút đầu tư.

- Xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thông qua việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù thống nhất, đồng bộ và cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

- Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch chính của TP: Khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn theo qui hoạch, không để xảy ra tình trạng dự án chờ mặt bằng như trước đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đường cao tốc Hà nội – Hải phòng dự kiến thông xe vào 2013, Thành phố phải chủ động thiết kế xây dựng hệ thống các đường và xin Trung ương cho nối từ các khu vực, địa phương trong tỉnh đến đường cao tốc để khai thác tốt thế mạnh của đường cao tốc trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

3.2.2.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động Thứ nhất: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Hầu hết các sinh viên sau khi ra trường thường ở lại các thành phố lớn để làm việc, đặc biệt là Hà Nội. Do đó, nguồn nhân lực chủ chốt của tỉnh đang thiếu trầm trọng và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của Tỉnh. Vì vậy đòi hỏi trung ương và địa phương phải vào cuộc triệt để:

- Trước hết, nội dung đào tạo ở các trường phải theo hướng thực tế. Củng cố, tăng cường, đổi mới lực lượng công tác giảng dạy phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh.

- Nâng cấp thiết bị dạy học, thiết bị thực tập, tham quan thực tế… theo hướng cập nhật trình độ hiện đại, bảo đảm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp không gặp khó khăn khi bắt tay vào làm việc.

- Tạo mọi điều kiện kêu gọi, hỗ trợ các nhân tài trở về phục vụ địa phương. Hỗ trợ kinh phí, tập huấn chuyên môn những cán bộ trẻ.

Thứ hai: Giải quyết việc làm cho người lao động

Khi các dự án đi vào thực hiện thì Hàng vạn hộ nông dân sẽ bị mất đất nông nghiệp. Phần lớn họ ở lứa tuổi trung niên, cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp rất khó khăn. Do đó đòi hỏi Cơ quan ban nghành, UBND TP phải trực tiếp vào cuộc:

- UBND tỉnh chỉ đạo cho ngành giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp người dân, mở các lớp học đào tạo ngắn hạn. Phải đảm bảo sau khi đào tạo, người dân có đủ khả năng vào làm việc tại các khu du lịch, BĐS DL&ND.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu dự án tổ chức ngày hội việc làm của tỉnh nhằm giúp cho người lao động tìm được việc làm phù hợp.

- Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí một khoản kinh phí để đào tạo miễn phí cho người lao động của tỉnh về ngành nghề phù hợp nhằm đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng phục vụ cho các dự án thuộc quy hoạch.

3.2.2.1.4. Mở rộng phạm vi liên kết trong hoạt động đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Tăng cường liên kết giữa phát triển BĐS DL&ND với các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, văn hóa, thể thao, ngoại giao, công an, giao thông vận tải .v.v.: Những ngành này chính là nguồn lực, điều kiện chung ảnh hưởng tới sự phát triển BĐS DL&ND thông qua việc cung cấp các sản phẩm phục vụ ăn uống (nông nghiệp, thủy sản); phục vụ lưu trú, hàng lưu niệm (công nghiệp); hình thành các điểm và sự kiện kiện du lịch (văn hóa, thể thao); thủ tục xuất nhập cảnh và sự an toàn tính mạng, của cải cho du khách (ngoại giao, công an); phục vụ đi lại của du khách (giao thông vận tải). Sự “đáp trả” lại của du lịch đối với các ngành khác thể hiện ở nhiều mặt như tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho công nghiệp

và nông nghiệp; đóng góp một phần nguồn thu của mình cho việc tu bổ và bảo trì các công trình văn hóa, thể thao, cơ sở hạ tầng của đất nước.

Tăng cường liên kết giữa cơ quan quản lí nhà nước về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đối với địa phương và các doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ hai chiều. Đối với cơ quan quản lí nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chung; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, của các địa phương và các doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật.

3.2.2.1.5. Phát triển BDS DL&ND đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

Phát triển BDS DL&ND luôn đi đôi với môi trường sinh thái. Một dự án dù lớn hay nhỏ, khi đi vào thực hiện đều làm thây đổi môi trường theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy, để ngăn chặn sự suy thoái môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của BDS DL&ND thì cần có những biện pháp:

- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ

giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cận kiệt tài nguyên, cần thiết phải xây dựng qui hoạch tổng thể trên quan điểm khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng du lịch nghĩ dưỡng của địa phương, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kĩ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với những ngành kinh tế có liên quan

- Về luật pháp và chính sách: Luật Môi trường 2005 ban hành là cơ sở pháp lý

cơ bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực BDS nói chung và BDS DL&ND nói riêng, hoạt động quản lý đảm bảo môi trường được cụ thể hóa tại quyết định 02 về bảo vệ môi trường sinh thái và Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an và vệ sinh môi trường tại các khu điểm du lịch nghĩ dưỡng. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lí. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

- Về kĩ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố

về môi trường, sự cố thiên tai,… Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.

- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng

đầu. Chính vì vậy, để đảm bảo chiến lược phát triển môi trường bền vững cần phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí, đồng thời phải có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ và hiểu biết cao về môi trường

3.2.2.1.6. Giải pháp cải thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập theo hướng đối xử công bằng, thông thoáng và minh bạch: loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết.

- Chính sách về thuế: phải phù hợp đặc thù địa phương trong đó có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các khu vực còn hoang sơ, đặc biệt là đảo Bạch Long Vỹ…, các hình thức và kinh doanh du lịch mới mẻ có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư, hấp dẫn với cộng đồng dân cư.

- Chính sách đầu tư: Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Đảm bảo sự công bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lí lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng… và cộng đồng dân cư địa phương đảm bảo được sự thống nhất về quản lí khai thác tài nguyên theo qui hoạch du lịch đã được phê duyệt.

- Chính sách cơ chế về thị trường: Thị trường BĐS nói chung và BĐS DL&ND nói riêng thay đổi rất phức tạp, khó lường hết được những rủi ro thách thức của nó mang lại. Cơ quan quản lý cần vào cuộc ổn định thị trường, tránh trường hợp đầu cơ, găm nhà không đúng mục đích. Rà soát, bổ sung các cơ chế chính sách một cách đồng bộ nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương để thu hút các nhà đầu tư và huy động nguồn lực từ các khu vực, các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách về tổ chức quản lí: Đảm bảo sự quản lí có hiệu quả, sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lí và đội ngũ công chức địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, thực hiện nghiêm quy trình và công khai các thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của cơ quan Nhà nước để nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

- Đề cao vai trò, hiệu lực quản lý Nhà nước ở các cấp, các ngành, trong đó phải đặc biệt coi trọng và tập trung làm tốt việc định hướng phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao chất lượng quy hoạch và thực hiện nghiêm quy hoạch được duyệt. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch; chủ động rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển.

- Từng bước hiện đại hoá bộ máy hành chính theo hướng áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến và tin học hoá. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và nâng cao

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bất động sản du lịch nghĩ dưỡng thành phố Hải Phòng – Thực trạng và giải pháp ( Lấy ví dụ tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconexitc ) (Trang 70)