0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Các tác động khác.

Một phần của tài liệu CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC QUẶNG MANGAN TẠI ĐIỂM QUẶNG PÒ VIỀN – XÃ QUỐC DÂN, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG (Trang 28 -28 )

V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.

V.2 Các tác động khác.

Tiếng ồn và độ rung.

Nguồn phát sinh chủ yếu do tiếng động cơ của máy gạt, máy xúc, hoạt động giao thông vận tải trong quá trình khai thác quặng, tiếng máy bơm, máy khoan, quá trình nổ mìn. Tác động đến môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người công nhân.

Tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm chính cơ bản tại khu vực khai thác do máy xúc, máy gạt. Mức ồn tối đa là 110 dBA, với tần suất khá lớn nhưng do khu vực thi công nằm khá xa khu dân cư nên có thể chấp nhận được.

( Tại Việt Nam giới hạn tối đa cho phép đối với tiếng ồn ở môi trường lao động là 90 dBA. Theo TCVN tại khu vực mỏ tiếng ồn có thể vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 – 30 dBA ( TCVN 3985: 1999)

Theo TCVN 5949 – 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư là 75 dBA.)

Tại công trường do hoạt động của các phương tiện khai thác và vận chuyển lớn nên việc phát ra tiếng ồn là điều không tránh khỏi. Tiềng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền âm, từ nguồn sinh ra và giảm tắt dần theo khoảng cách. Xa khu dân cư do vậy sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân mà gây ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân thi công trong công trường. Tiếng ồn khi vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây ra một số bệnh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ quan thính giác, điếc. Về sinh lý gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn mất ngon, làm con người ngày càng suy sụp gầy yếu. Cường độ ồn càng cao thì thời gian tiếp xúc phải càng ngắn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho công nhân dự án sẽ thực hiện làm việc theo chế độ đổi ca, thời gian tiếp xúc với tiếng ồn càng ngắn càng tốt. Giới hạn tiếng ồn tối đa cho phép có thể thay đổi theo thời gian tiếp xúc hàng ngày.

Bảng 5.5 Sự tiếp xúc với tiếng ồn.

Thời gian trong ngày (giờ) Độ ồn (dBA)

8 90

6 92

3 972 100 2 100 1 + 1/2 102 1 105 3/4 107 1/2 110 1/4 115 (+)

(Nguồn: Giáo trình độc học môi trường và sức khoẻ con người)

Độ rung:

Độ rung phát ra từ các thiết bị máy móc lúc thi công. tiếng ồn, độ rung do phương tiện giao thông vận tải, tiếng còi xe, tiếng máy xúc, các thiết bị rung động của xe. Độ rung cũng chỉ tác động đến công nhân lao động trực tiếp tại khai trường.

Tác động đến môi trường sinh thái.

Phần đa các hệ sinh thái đều rất nhạy cảm đối với môi trường. Sự ô nhiễm nguồn nước có thể dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái thuỷ vực ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các cây thuỷ sinh sống dưới nước: rong, rêu, thảm thực vật. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài cá, tôm, cua…bị ảnh hưởng do tác động của các nguồn thải từ dự án. Làm cho một góc môi trường tự nhiên ở đây bị biến động. Đặc biệt bị phá huỷ hoàn toàn trên diện tích mặt bằng công nghiệp. Nước thải, khí thải , khói bụi ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật, xung quanh khu vực khai thác.

Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục những tác động đối với môi trường đất, nước, không khí. Khắc phục giảm thiểu tới môi trường sinh thái xung quanh khu vực thực hiện dự án. Đề phòng trước các hiện tượng tự nhiên như xói mòn, trượt lở đất.

Một phần của tài liệu CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC QUẶNG MANGAN TẠI ĐIỂM QUẶNG PÒ VIỀN – XÃ QUỐC DÂN, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG (Trang 28 -28 )

×