CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,

Một phần của tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng (Trang 38)

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.

VII.1 Các hạng mục công trình xử lý ô nhiễm môi trường.

VII.1.1 Xử lý khí.

Môi trường không khí tại khu khai thác chủ yếu là bụi và các khí thải nhiên liệu động cơ được phát tán trên diện rộng nên việc thu gom và xử lý được bụi còn gặp khó khăn. Do vốn đầu tư còn hạn chế để mua các thiết bị thu gom xử lý khí hiện đại. Dự án đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu để xử lý đó là lựa chọn: phương pháp phun nước, tưới ẩm môi trường xung quanh, tưới ẩm quặng trước khi nghiền, đập quặng và tuyển rửa.

VII.1.2 Xử lý nước thải.

Để xử lý cho nguồn nước thải tại công trường thải ra Công ty đã khắc phục bằng cách xây hồ lắng và lựa chọn biện pháp cấp nước tuần hoàn.

- Xây hồ lắng thải có các thông số kỹ thuật như sau: Cốt cao đáy hồ: + 542m

Chiều dài x Chiều rộng(trung bình): 340m x 60m Chiều sâu h = 4,0m

Khối lượng đào lòng hồ:60 200m3. Khối lượng đắp đê: 3 675m3

Hồ lắng có dung tích khoảng 80 000m3, đáy của hồ và bờ hồ được lót lớp chống thấm đảm bảo chứa nước, không gây ảnh hưởng tới nước ngầm và môi trường xung quanh.

Hình 7.1 Công trình hồ lắng thải

Đối với nước thải sinh hoạt khắc phục bằng cách xây bể tự hoại 3 ngăn. Các thông số kỹ thuật xây dựng bể như sau:

Chiều dài: 4m Chiều rộng: 2m Độ sâu: 1,5m

Thể tích của bể : Vbể = 4 * 2 * 1,5 = 12m3

Các nguồn nước thải của từng khu vực riêng sẽ được thu gom theo đường ống riêng đến nơi xử lý.

Hình 7.2 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt.

VII.1.3 Xử lý chất thải rắn.

Chất thải rắn của mỏ thải ra hàng năm không lớn với tổng khối lượng thải ra là khoảng 25 000m3. Dự án đã tận dụng các moong đã khai thác hết quặng làm bãi thải trong. Các moong này vừa là bãi chứa đất đá quặng thải sau khi được san gạt nó tạo thành các mặt tầng bằng phẳng làm môi trường nền để trồng cây xanh cải tạo đất cho sau này .

Chất thải sinh hoạt được xử lý bằng các phương pháp đốt và chôn lấp. Phương pháp được áp dụng một cách rất phổ biến từ trước đến nay.

VII.2 Chương trình giám sát môi trường.

Diễn biến môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường được thực hiện dưới sự giám sát và hưỡng dẫn của bộ phận kỹ thuật chuyên trách về môi trường, và các cơ quan chức năng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Để đảm bảo các hoạt động sản xuất không ngừng phát triển đồng thời khống chế các tác động tiêu cực với môi trường xung quanh. Hạn chế tối đa các sự cố môi trường, chương trình giám sát môi trường sẽ được thực hiện dưới bảng sau:

Bể tự hoại

3

ngăn song, lưới chắn rác

Nước thải khu vực tắm, giặt, cọ, rửa Nước thải từ khu vực nhà ăn Nước thải từ nhà vệ sinh

Hố ga

Bảng 7.1 Tần suất giám sát môi trường TT Loại mẫu cần giám sát Số lượng Chỉ tiêu Tần số 1 Môi trường không khí Trong khu vực khai thác

03 Tiềng ồn, bụi lơ lửng,

các chất khí SO2, NO2, CO và CO2, H2S…

04 tháng/ lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xung quanh khu vực khai thác

02 Tiếng ồn, bụi lơ lửng,

Các chất khí SO2, NO2, CO và CO2, H2S…

04 tháng/ lần

2 Môi trường nước

Môi trường nước thải

01 TSS, BOD5, COD, Fe,

Mn, kim loại nặng…

06 tháng/ lần Môi trường xung

quanh khu vực khai thác

01 pH, Độ đục, cặn lơ lửng, BOD5, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, coliom… 06 tháng/ lần 3 Các giám sát khác Giám sát quá trình trượt lở đất, xói mòn… 01 12 tháng/ lần

( ghi chú: tần số giám sát được thực hiện theo hưỡng dẫn của thông tư 05/2008/TT- BTNMT).

Công tác quan trắc chất lượng môi trường định kỳ của dự án tiến hành thường xuyên. Các kết quả kiểm tra giám sát sẽ được chủ dự án báo cáo định kì bằng văn bản với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Việc lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu cần tuân theo các TCVN hiện hành. Các chỉ tiêu đo đạc, các kết quả phân tích mẫu đều nằm trong giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép.

Một phần của tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng (Trang 38)