Công ty cổ phần mangan Cao Bằng cam kết thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bao gồm xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn.
Cam kết thực hiện được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đã nêu trong bản cam kết. Nếu có tác động xấu đến môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam tuỳ theo mức độ vi phạm.
Cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Cụ thể:
QCVN 05: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
QCVN 06: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. QCVN 14: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. QCVN 24: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. QCVN 26: 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
QCVN 27: 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của luật bảo vệ môi trường.
Cam kết thực hiện các phương án phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường. Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.
Báo cáo về công tác bảo vệ môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng liên quan.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.KẾT LUẬN KẾT LUẬN
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ, các khu dân cư đô thị, nhà ở nông thôn cũng đang được mở rộng và xây dựng nhanh chóng. Các hoạt động công nghiệp cũng đang được đẩy mạnh, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, các nhu cầu về vật chất cũng tăng theo dẫn đến lượng chất thải cũng gia tăng. Cùng với đó công tác bảo vệ môi trường cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhận thức của mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao hơn do hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã và đâng ngày càng được hoàn thiện.
Hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đang là mối quan tâm lớn. Vấn đề môi trường trong khai thác khoáng sản đã gây nhiều tổn thất ảnh hưởng môi trường khá nghiêm trọng, làm cho đất bị xáo trộn, xói mòn, chất màu bị rửa trôi, nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự ra đời của luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý môi trường, trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, vấn đề cải tạo phục hồi môi trường đang từng bước được thực hiện. Nhằm nâng cao đạt hiệu quả trong việc khai thác và chế biến khoáng sản, bảo vệ nguồn tài nguyên bước đầu đã hạn chế được việc “chảy máu tài nguyên”. Tuy nhiên hoạt động khai thác khoáng sản tự do trên một số địa bàn khu vực vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp đòi hỏi phải có biện pháp thiết thực hơn để hạn chế các hoạt động này, chính vì vậy cần phải lập cam kết bảo vệ môi trường.
KIẾN NGHỊ
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhanh chóng hoàn thành các thủ tục pháp lý phê duyệt để dự án sớm được thực hiện.
Cần phải giám sát chặt chẽ hơn việc các dự án có tuân thủ theo đúng những gì đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
Cần đề suất rõ những xử phạt đối với hành vi vi phạm khi đã đăng kí cam kết bảo vệ môi trường.
Tuân theo các quy định của luật bảo vệ môi trường.
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải.
2. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”.
3. Hoàng xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ, Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Luật Bảo vệ môi trường (2005), NXB Chính trị quốc gia.
5. Lưu đức Hải, Phạm thị việt Anh, Nguyễn thị hoàng Liên, Vũ quyết Thắng, Cẩm nang quản lý môi trường, Nhà xuất bản giáo dục.
6. Trịnh thị Thanh, Độc học môi trường và sức khoẻ con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Văn bản hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.