VI.1.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

Một phần của tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng (Trang 30)

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

VI.1.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

Trong quá trình sản xuất nước thải ra chủ yếu là nước rửa quặng, nước bùn thải trong quá trình tuyển rửa. Đối với nước thải để hạn chế sự ảnh hưởng tới môi trường lựa chọn biện pháp cấp nước tuần hoàn, dùng nước lưu hồi để tuyển quặng. Phân chia các loại nước mặt sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và sản xuất. Nước thải sản xuất là nước rửa quặng lượng thải ra vào khoảng 240 m3/người, có chứa lượng bùn thải lớn. Nước rửa quặng được thải theo rãnh thoát của mỏ và thu về hồ lắng.

Dự án đã xây dựng một hồ lắng có dung tích khoảng 80 000m3. Đáy hồ có lớp chống thấm đảm bảo chứa nước không gây ảnh hưởng tới nước ngầm và môi trường xung quanh. Tổng lượng bùn sau quá trình tuyển rửa thải ra khoảng 40.000 m3/năm. Nước bùn từ xưởng tuyển chảy thẳng xuống hồ lắng qua hệ thống dẫn thải tới hồ. Hồ lắng này chứa tất cả các nguồn nước thải sản xuất thải ra. Khả năng chứa của hồ lắng là 2 năm. Sau 2 năm sản xuất khi bãi thải bùn sắp đầy tiến hành xúc bốc, phơi khô bùn thải và chuyển vào bãi thải trong (chuyển đổ vào các moong đã khai thác hết quặng). Lượng bùn thải này được phơi khô đóng cục nên không ô nhiễm nhiều đến môi trường.

b, Đối với nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu là của công nhân và văn phòng làm việc. Lượng nước thải sinh hoạt sinh hoạt không lớn, không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Do vậy nước thải được xử lý bằng bể phốt 3 ngăn (bể tự hoại). Bể xây có dung tích chứa khoảng 12 m3.

Xây dựng được công trình vệ sinh, bể tự hoại vừa thuận tiện cho vệ sinh cá nhân vừa đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sự bốc hơi của các hợp chất thải hữu cơ ra môi trường không khí.

Đối với nước thải từ các khu vực nhà ăn, khu rửa chân tay được thu gom theo hệ thống đường dẫn riêng sau đó đưa về hố ga để xử lý. Hố ga có dung tích chứa khoảng 7 m3.

Thể tích của bể tự hoại được tính toán như sau: V = d * Q

Trong đó:

d : Thời gian lưu (ngày đêm) Q : Lưu lượng thải (m3/ngày đêm).

Việc thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, không phức tạp với khối lượng thải nhỏ nguồn chi phí đầu tư cho xử lý sinh hoạt ít, hầu hết đều dược áp dụng theo phương pháp xử lý Lý Học, có tính hiệu quả cao.

c, Đối với nước mưa chảy tràn:

Với đặc điểm mỏ là thung lũng, xung quanh là núi đá chiều sâu khai thác không lớn nên sử dụng phương pháp thoát nước tự nhiên. Khi mưa nhiều lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt khu khai thác nên cần xây dựng các rãnh thoát nước để nhận nước chảy tràn từ mỏ. Khi mưa xuống làm trôi theo các đất, đá, cặn bẩn, cần khơi thông rãnh thoát nước, duy trì dòng chảy.

Xung quanh khu vực nhà ở của công nhân cũng được xây rãnh thoát nước mưa và được dẫn về hồ thải của khu mỏ. Mưa nhiều tránh hiện tượng sạt lở, xói mòn đất dự án có kế hoạch xây kè chắn phòng hộ.

Một phần của tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng mangan tại điểm quặng Pò Viền – xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w