Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng 1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng (Trang 47)

III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tà

2.2.5.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng 1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

4. Các khoản phải thu

2.2.5.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng 1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

2.2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán yếu hoặc mất khả năng thanh toán là một trong những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản. Vì vậy, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một việc làm quan trọng trước khi đánh giá và đưa ra những biện pháp quản trị tài chính của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hả n ng thanh toán của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị:Lần Chỉ tiêu N m 2011 N m 2012 N m 2013 Chênh ệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,53 1,05 0,93 (0,48) (31,37) (0,12) (11,43) Khả năng thanh toán

nhanh 0,93 1,05 0,79 0,12 12,90 (0,26) (24,76) Khả năng thanh toán

tức thời 0,89 0,91 0,59 0,02 2,25 (0,32) (35,16) Khả năng thanh toán

lãi vay (713,87) 1,55 1,09 715,42 (100,22) (0,46) (29,68)

Hệ số khả n ng thanh toán ngắn hạn

Hệ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời các khoản nợ ngắn hạn của Công ty TNHH Đức Trọng. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn (các loại tài sản mà Công ty TNHH Đức Trọng có thể chuyển đ i thành tiền trong vòng một năm) và các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ mà công ty phải thanh toán trong vòng một năm.

Giai đoạn 2011 – 2013, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH Đức Trọng xu hướng hưởng giảm dần. Năm 2011, hệ số này là 1,53 lần, ngh a là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì s được đảm bảo bằng 1,53 đồng tài sản ngắn hạn. Sang đến năm 2012, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đã giảm xuống 0,48 lần, tương đương giảm 31,37% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm xuống là do năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty giảm 17,68% trong khi đó t ng nợ ngắn hạn lại tăng 19,22%. Tuy nhiên, mặc dù giảm xuống 0,47 đồng so với năm 2011 nhưng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn hoàn toàn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một chu k kinh doanh. Nhưng sang đến năm 2013, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH Đức Trọng lại tiếp tục giảm xuống 11,43%, so với năm 2012 thì hệ số này đã giảm 0,12 lần. Nợ ngắn hạn tăng tới 108,33% trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 84,87% là nguyên nhân khiến cho hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2013 giảm 0,12 lần so với năm 2012. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 đã giảm xuống nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang không mấy an toàn, công ty có thể gặp rủi ro khi khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Trong thời gian sắp tới, công ty nên tăng mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm nợ ngắn hạn để đưa hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn về mức an toàn, tránh gặp rủi ro trong việc thanh toán.

Hệ số khả n ng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đ i thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Đây là chỉ số đo lường mức thanh khoản của công ty rõ ràng hơn khả năng thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này đã loại trừ hàng tồn kho ra bởi vì chúng kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền.

Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty TNHH Đức Trọng là 0,93 lần, trong khi hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,53 lần, điều này cho thấy hàng tồn kho chiếm t trọng lớn trong tài sản ngắn hạn khiến cho khả năng thanh toán nhanh năm 2011 của công ty ở mức thấp. Sang đến năm 2012, hệ số này tăng

49

đảm bảo bằng 1,05 đồng tài sản ngắn hạn mà không bao gồm hàng tồn kho. Mặc dù tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm tới 17,68% so với năm 2011 nhưng hàng tồn kho lại giảm xấp xỉ tới 100%, trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 19,22% là nguyên nhân khiến cho hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 tăng 0,12 lần so với năm 2011. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 của công ty lại đột ngột biến động giảm 24,76% so với năm 2012. Nguyên nhân khiến cho hệ số này đột ngột giảm xuống là do năm 2013 tài sản ngắn hạn chỉ tăng 84,87% mà nợ ngắn hạn lại tăng đến 108,33%, trong khi đó hàng tồn kho lại tăng mạnh với tốc độ 279.044.370,1% so với năm 2012. Trong cả giai đoạn 2011 – 2013 thì chỉ có năm 2012 là hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty lớn hơn 1, điều này cho thấy nếu không bán đi hàng tồn kho thì doanh nghiệp khó có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, tình trạng này mà kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số khả n ng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, hệ số khả năng thanh toán tức thời có xu hướng bất n trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011, hệ số này là 0,89 lần, sang đến năm 2012 tăng thêm 2,25% thành 0,91 lần, ngh a là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,91 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Sở d hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2012 tăng 2,25% so với năm 2011 là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 21,79% do khách hàng thanh toán hợp đồng qua tài khoản ngân hàng của công ty, trong khi nợ ngắn hạn lại tăng ít hơn với mức tăng 19,22% khiến cho hệ số này tăng 0,02 đồng so với năm 2011. Sang đến năm 2013, nợ ngắn hạn bất ngờ tăng mạnh 108,33%, trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền chỉ tăng 36,08% khiến cho hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty TNHH Đức Trọng năm 2013 giảm 35,16% so với năm 2012 chỉ còn 0,59 đồng. Tuy rằng hệ số khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều bất n nhưng cả 3 năm hệ số này đều lớn hơn 0,5 cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty đang ở mức khả quan. Tuy nhiên trong 2 năm 2011 và 2012 thì hệ số này lại khá lớn cho thấy công ty đnag dự trữ quá nhiều tiền mặt, có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội sinh lời. Trong thời chu k kinh doanh tới, công ty cần điều chỉnh lại tiền và các khoản tương đương tiền, không dự trữ quá nhiều tiền mặt mà dùng 1 phần đem đi đầu tư để sinh lời, chỉ đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời ở mức 0,5 lần để có thể tận dụng một cách tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.

Hệ số khả n ng thanh toán ãi vay

Lãi tiền vay là khoản chi phí vốn vay mà doanh nghiệp có ngh a vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay đúng hạn.

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không, và mức độ sẵn sàng trả lãi vay của công ty ra sao. Năm 2011, mặc dù chi phí lãi vay của công ty chỉ là 1.338.406 đồng nhưng do hoạt động kinh doanh không tốt nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty là (955.448.351) đồng khiến cho hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty mang giá trị (713,87) lần. Sang đến năm 2012, hệ số này đã tăng 100,22%, đạt giá trị 1,55 lần, ngh a là lợi nhuận của công ty đã đủ bù đắp khoản lãi vay phải trả, 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 1,55 đồng lợi nhuận trước thuế. Mặc dù chi phí tài chính tăng mạnh với tốc độ 13.012,07% nhưng hệ số khả năng thanh toán lãi vay vẫn tăng tới 100,22% là do trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty đã có hiệu quả mang lại kết quả khả quan hơn, thu nhập trước thuế và lãi vay đã ở mức dương và tăng tới 128,52% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, hệ số này lại giảm xuống chỉ còn 1,09 đồng, ngh a là so với năm 2012 đã giảm 29,68%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 chi phí lãi vay phải trả tăng 214,51%, trong khi đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại tăng với tốc độ nhỏ hơn là 121,41% kéo theo sự giảm xuống của hệ số này. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy, trong giai đoạn 2011 – 2013 chỉ có năm 2011 là hệ số này mang dấu âm, các năm còn lại hệ số khả năng thanh toán lãi vay đều lớn hơn 1 cho thấy lợi nhuận trước thuế của Công ty TNHH Đức Trọng có khả năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Công ty TNHH Đức Trọng ngày càng có được uy tín trên thị trường và có tiềm lực vững vàng để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác. Trong hiện tại và tương lai, nếu công ty tiếp tục duy trì được xu hướng tài chính như hiện tại thì công ty s mở rộng quy mô và hướng tới nhiều thị trường mới.

51

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng (Trang 47)