Cạnh tranh bằng giá Nguyễn Vạn Phú

Một phần của tài liệu TIẾNG ANH THEO DÒNG THỜI SỰ (Trang 35)

Nguyễn Vạn Phú

Dân trong ngành quản trị kinh doanh nói riêng và kinh tế nói chung có những từ ngữ đặc biệt, có thể gây khó hiểu do người “ngoại đạo”. Ví dụ, từ “rent-seeking” nghe qua tưởng đâu là tìm kiếm tiền thuê nhà! “Rent-seeking” có thể hiểu nôm na là “chạy chọt”, tức là lợi dụng quan hệ, tìm cách vận động hành lang để doanh nghiệp mình hưởng lợi, doanh nghiệp đối thủ bị thua thiệt. Khi phê phán chính sách khuyến khích các vụ kiện bán phá giá của Mỹ, một nghiên cứu kết luận: “By increasing the total benefits accruing to industries filing successful petitions, the law subsidizes rent-seeking”. Subsidize ở đây là khuyến khích.

Một từ khác cũng dễ gây hiểu nhầm - free rider, là người ngồi không hưởng lợi. Trong ví dụ về kiện bán phá giá nói trên, giả thử có chín công ty chung sức hợp tác, gánh chịu chi phí để thúc đẩy vụ kiện, một công ty không chịu làm gì cả. Nếu vụ kiện có kết quả, cả 10 được hưởng lợi và công ty thứ 10 chính là một free rider. Chỉ có thể loại trừ vấn nạn “ăn theo” này bằng luật pháp - “By awarding these subsidies only to those firms that actively support the petition, it mitigates the free rider problem traditionally associated with collective actions”. Mitigate là giảm bớt, giảm nhẹ còn collective actions là các vụ kiện tập thể.

Tuần này chúng ta hãy tập trung vào một khái niệm - giá - để đọc một số bài báo kinh tế liên quan. Trong bài báo mang tựa đề “Match me if you can” trên tờ Financial Times, tác giả Tim Harford cho rằng: “Price transparency is a double- edged sword”. Chắc các bạn còn nhớ bộ phim Catch me if you can của Steven Spielberg do Tom Hanks và Leonardo DiCaprio đóng. Tựa đề là một cách nhại tên bộ phim, mang nghĩa “Có giỏi thử giảm giá theo tôi”. Vì sao tác giả cho rằng công khai giá cả là con dao hai lưỡi? Lưỡi thứ nhất: “If customers can easily compare lots of prices, then they will seek out the best deal”. Nhờ Internet, chuyện tìm ra nơi chào giá tốt nhất là rất dễ dàng, nhờ thế cạnh tranh bằng giá rất dễ thu hút khách hàng. Nhưng lưỡi dao thứ hai: “But if customers can easily compare lots of prices, so can competitors, and if they quickly cut prices in response, they will also win back customers very quickly”. Vì thế, tác giả kết luận: “Companies will realise that cutting prices to win market share is a mug’s game”. A mug’s game là chuyện vô vọng.

Tờ The Economist cũng vừa có một bài báo giải thích vì sao các hãng hàng không giá rẻ có thể chào giá vé rẻ như cho không. Tựa đề bài báo: “Low-cost airlines - Fare game” cũng là một cách chơi chữ. Người ta thường dùng từ fair game để diễn đạt ý kẻ bị săn đuổi (Everyone is fair game); ở đây fare game là cạnh tranh bằng giá vé nhưng vẫn có hàm ý ai cũng bị ảnh hưởng vì trò giảm giá của các hãng này. Trong ngành hàng không có các từ short-haul, medium-haul và long-haul để chỉ các loại tuyến bay: ngắn, trung và dài. Các hãng hàng không giá rẻ thường chỉ bay các tuyến ngắn nhưng nay “Budget airlines take on long-haul routes”. Take on là “to fight or compete against someone”. Tuy nhiên, cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thị trường này là điều không dễ và người ta tiên đoán “The best that low-cost airlines can hope for on an all-economy long-haul service is a slender 20% price advantage over the established carriers”. Như vậy so với các hãng hàng không truyền thống, giá vé các hãng giá rẻ có giảm cũng chỉ tối đa đến mức 20% mà thôi.

Tờ New York Times cũng có bài về giá nhưng ở đây là “congestion pricing”, được bài báo giải thích: “The concept of charging higher fees to consumers for a good or a service at times of heavy use”. Loại định giá theo thời điểm, nhiều khách - giá cao, vắng khách - giá rẻ như vậy đã được sử dụng trong các ngành như khách sạn, điện thoại đường dài, hàng không... Bài báo nói về chuyện áp dụng “congestion pricing” vào quản lý đô thị để giảm nạn kẹt xe. “Congestion pricing in theory encourages people to car-pool, or to drive at different times of the day, or to take the train or bus”. Ở California, chẳng hạn, nếu chú ý ta sẽ thấy trên xa lộ có một làn đường ưu tiên nằm trong cùng, dành riêng cho “car-pool”, tức là những người đi chung xe, vì giảm lượng xe lưu thông nên được ưu tiên. Tờ New York Times nhận xét: “While London and Stockholm have successfully enacted plans that levy fees on drivers who want to enter traffic-clogged city streets, the United States has been slow to apply the concept on the roads”. Levy fees là đánh phí; traffic-clogged city streets là đường phố đông nghẹt xe. Hiện nay ở Mỹ, việc tính phí giao thông như kiểu Singapore, Stockholm chỉ mới được thí điểm như ở San Diego, “on an eight-mile stretch of Interstate 15, high-occupancy toll, or H.O.T., lanes can be used by individual motorists willing to pay fees that vary throughout the day, depending on traffic conditions”. Nên ghi nhớ từ viết tắt mới này để khỏi nhầm vì H.O.T. chính là lệ phí giao thông trên đường nhiều người sử dụng.

Một phần của tài liệu TIẾNG ANH THEO DÒNG THỜI SỰ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)