Tiếng An hở Trung Quốc Nguyễn Vạn Phú

Một phần của tài liệu TIẾNG ANH THEO DÒNG THỜI SỰ (Trang 32 - 33)

Nguyễn Vạn Phú

Để chuẩn bị cho Olympic 2008 tại Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đang có chiến dịch dọn dẹp các bảng biểu viết bằng tiếng Anh “bồi” - từng là nguồn cảm hứng cho nhiều bài viết chọc quê cũng như tán thưởng. Loại tiếng Anh “thiếu chuẩn” này rất đa dạng, như nhận xét của tờ Wall Street Journal - They range from the offensive (“Deformed Man,” outside toilets for the handicapped) to the sublime (on park lawns, “Show Mercy to the Slender Grass”).

Trước khi nói vào chuyện chính, xin nhắc sơ qua xu hướng dùng uyển ngữ ở Anh, Mỹ. Trong tiếng Anh có một thể loại nói khéo - gọi là euphemism - được dùng để tránh gây đụng chạm; ví dụ để nói đến những người khuyết tật, các từ được dùng biến đổi từ chỗ nói thẳng thừng đến chỗ ngày càng khéo: crippled - handicapped - disabled - differently-abled. Vì thế tấm biển ghi ngoài toilet dành riêng cho người khuyết tật mà ghi “Deformed Man” như câu trích ở trên thì thiệt là chướng tai. Tuy nhiên, euphemism bị giới chính khách và giới quảng cáo lạm dụng nên đôi lúc cũng buồn cười không kém tiếng

Anh bồi. Thay vì miêu tả một người có chiều cao khiêm tốn bằng từ short đơn giản, người ta phát minh ra từ “height- challenged” (“chiều cao khiêm tốn” cũng là một cách nói khéo trong tiếng Việt!); người mù được gọi là “visually-impaired”; xe đã qua sử dụng là “pre-owned vehicles”; nghề thu gom rác biến thành “sanitation engineer”...

Trong chiến tranh, đôi lúc thường dân bị thương vong, thay vì nói thẳng, người ta thích dùng từ “collateral damage” - từng được dùng làm tựa đề một phim do Arnold Schwarzenegger thủ vai chính. Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy người Mỹ dùng các từ khác nhau để miêu tả trục trặc sức khỏe tâm thần của người lính sau các cuộc chiến: Shell shock (Thế chiến I) đ Battle fatigue (Thế chiến II) đ Operational exhaustion (Cuộc chiến Triều Tiên) đ Post-traumatic stress disorder (Cuộc chiến ở Việt Nam). Từ được dùng ngày càng tinh vi hơn.

Trở lại đề tài chính, tiếng Anh ở Trung Quốc có nhiều lúc “quái đản” đến nỗi nhiều trang web được lập nên chỉ để sưu tầm các bảng hiệu, bảng thông báo loại này. Ví dụ tấm bảng cảnh báo người đi đường coi chừng dễ té vì đường trơn đã ghi: “Slip carefully” (Hãy trượt té một cách cẩn thận!). Các sai sót cũng đa dạng: sai từ (câu ghi trên thùng hàng: “Do not open with sharp instruction”); sai chính tả (phòng vệ sinh công cộng “Pubic Toilet”); Sai vì diễn đạt (“Please don’t throw rubbish away”)...

Có lẽ chúng ta cũng đã có dịp thưởng thức tiếng Anh Trung Quốc khi mua loại đĩa DVD phim nói tiếng Anh, có phụ đề tiếng Anh nhưng hoàn toàn không dính líu gì đến lời đối thoại đang diễn ra vì loại phụ đề này được dịch lại từ tiếng Hoa. Ví dụ lúc phim Mr. & Mrs. Smith mới ra, bản DVD lậu có những câu phụ đề như: “Jane, stop the car!” bị biến thành “Jean, parking, Jean!”; khi nhân vật chính tự giới thiệu: “I was an art history major”, phụ đề ghi: “I make a history for elephant time”; còn lúc hai người xưng tên rất bình thường “I’m Jane” và “I’m John” đã bị phụ đề chuyển hóa thành “I call Chien”, “I call John”... Thiệt hết biết.

Vì lẽ đó, tờ Wall Street Journal cho biết: “For the next eight months, 10 teams of linguistic monitors will patrol the city's parks, museums, subway stations and other public places searching for gaffes to fix”. Gaffe là các câu hớ hênh như đã trích. Ví dụ bảng hiệu trước bệnh viện, trước ghi rất “bình dân”: “Hospital for Anus and Intestine Disease” đã được sửa thành “Hospital of Proctology”. Coi chừng! Vì ở Việt Nam cũng có tình hình dùng tiếng Anh đầy sai sót tương tự, hy vọng có dịp sẽ đề cập sâu hơn. Cách làm của chính quyền Bắc Kinh cũng rất hay: kêu gọi mọi người phát hiện và chỉnh sửa qua một trang web rất thành công, thu hút sự tham gia của rất nhiều người. Chỉ có những người sưu tầm các câu Chinglish này là buồn. “[They] lament the loss of a source of amusement”.

Một phần của tài liệu TIẾNG ANH THEO DÒNG THỜI SỰ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)