HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Sinh học Lớp

Một phần của tài liệu Tập đề và đáp án thi học sinh giỏi môn sinh năm 2015 tham khảo (Trang 50)

- Người lớn: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương nên khả năng phục hồi của xương chậm hơn.

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Sinh học Lớp

a- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Sinh học Lớp

Môn thi: Sinh học - Lớp 8

Bài 1: (1,5 điểm)

Ý/ Phần Đáp án Điểm

* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:

- Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

- Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.

- Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là

0.5 0,5 0,5

đơn vị chức năng của cơ thể.

Bài 2: (2 điểm)

Ý/ Phần Đáp án Điểm

a) Máu chảy trong mạch không đông là do:

- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để tạo thành sơi tơ máu. - Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra.

Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:

- Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim.

- Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu không chảy ra được.

0,25 0,25 0,25 0,25

b) Phải thử máu trước khi truyền vì:

- Để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của người cho kết dính trong huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết.

- Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh như virut viêm gan B, virut HIV.

0,25

0,25

Bài 3: (2 điểm)

Ý/ Phần Đáp án Điểm

* Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như sau:

- Sự thở: Nhờ hoạt động phối hợp của các cơ hô hấp làm thể tích lồng ngực thay đổi mà ta thực hiện được sự hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, đảm bảo nồng độ O2 và CO2 trong không khí phế nang thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Nhờ nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu nên O2 đã khuếch tán từ phế nang vào máu và liên kết với Hb (Hê mô glô bin) trong hồng cầu. Ngược lại, nồng độ CO2 trong máu cao hơn trong phế nang nên CO2 đã khuếch tán từ máu ra phế nang.

- Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu giàu O2 và nghèo CO2 từ mao mạch phổi được trở về tim rồi đi tới tất cả các tế bào của cơ thể. Tại mao mạch máu quanh các tế bào, nhờ nồng độ O2 trong máu cao hơn trong nước mô và trong tế bào (vì Tế bào đã sử dụng O2 để Ôxi hóa các chất để tạo ra năng lượng) nên O2 đã khuếch

0,5

0,5

tán từ máu vào nước mô rồi vào tế bào. Ngược lại, CO2 đã khuếch tán từ tế bào vào nước mô rồi vào máu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Biện pháp rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh:

- Tích cực tập thể dục, thể thao, phối hợp tập thở sâu để giảm số nhịp thở.

- Tập thường xuyên, đều đặn từ bé....

0,5

Bài 4: (2,5 điểm)

Ý/ Phần Đáp án Điểm

* Giống nhau : Đều là mãu loãng biến thành sợi máu .

0,5

* Khác nhau :

Đông máu Ngưng máu

- Xảy ra khi bị thương

- Máu loãng sau khi ra khỏi mạch tạo thành sợi máu - Do các sợi tơ máu tạo thành màng lưới giữ các hồng cầu, bạch cầu, cục máu

- Tiểu cầu vỡ, men kết hợp, Pr hoà tan của huyết tương

- Chống mất máu khi bị thương. - Xảy ra khi truyền máu

- Hồng cầu của người cho vón thành cục trong mạch của người nhận.

- Chất gây ngưng trong huyết tương, hồng cầu bị kết dính,

- Khi truyền chất gây ngưng làm cho bị kết dính - Làm tử vong khi truyền máu sai nguyên tắc truyền máu. 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 Bài 5: (2 điểm) Ý/ Phần Đáp án Điểm

a) Các bước hình thành phản xạ : Vỗ tay cá nổi lên mặt nước

Bước 1: Lựa chọn hình thức kết hợp phù hợp - Kích thích có điều kiện : vỗ tay

- Kích thích không điều kiện: Cho cá ăn

Bước 2: Kết hợp hai kích thích , vỗ tay rồi cho cá ăn.

Bước 3: Củng cố, làm nhiều lần liên tục như thế. Dần dần hình thành đường liên tục đồng thời giữa khu trung tâm tính giác và trung khu ăn uống.

Khi đường liên hệ tạm thời được hình thành, chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên mặt nước.

0,5 0,5 0,5

viết lại nhiều lần hình thành đường liên hệ tạm thời giữa vùng thị giác, vùng hiểu chữ, viết và tiếng nói, vùng thính giác, nhớ bài lâu

UBND HUYỆN ...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 2 Năm học: 2014- 2015 Năm học: 2014- 2015

Môn thi: Sinh học - Lớp 8

Thời gian làm bài: 120' (không kể thời gian phát đề) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 1 (3 điểm)

a). Phản xạ là gì? Sự khác biệt giữa cung phản xạ và vòng phản xạ.

b). So sánh sự khác nhau giữa tính chất của PXCĐK và PXKĐK? Em bé đái dầm có phải là phản xạ không? Hãy giải thích cơ chế.

Bài 2(1,5 điểm)

Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Bài 3(2 điểm)

Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào ?

Bài 4(1,5 điểm)

a. Hãy trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng?

b. Tại sao tim co bóp để tống máu vào trong mạch một cách gián đoạn nhưng máu lại chảy trong mạch thành một dòng liên tục ?

Bài 5(2 điểm)

a- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.

1- Tinh bột  Mantôzơ 2- Mantôzơ  Glucôzơ 3- Prôtêin chuỗi dài  Prôtêin chuỗi ngắn 4- Lipit  Glyxêrin và axit béo Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa .

b- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

---Hết---

(Đề thi gồm có 01 trang)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ..., Số báo danh: ...

UBND HUYỆN ...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Sinh học - Lớp 8 Môn thi: Sinh học - Lớp 8

Bài 1: (3 điểm) Ý/

Phần

Đáp án Điểm

a) * Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường ngoài và môi trường trong dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

* Sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ:

+ Cung phản xạ: là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ

quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.

+ Vòng phản xạ: Là đường thần kinh bao gồm cung phản xạ và

đường liên hệ ngược (đường thông tin ngược từ cơ quan phản ứng báo về trung ương thần kinh). Nhờ có đường liên hệ ngược mà cơ thể có thể điều chỉnh để phản ứng được chính xác.

0,5đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,5đ 0,5đ

b) * Em bé đái dầm cũng là một phản xạ. Vì Bàng quang (bóng đái) đầy nước tiểu sẽ kích thích vào cơ quan thụ cảm ở bóng đái, tạo ra xung thần kinh báo về trung ương thần kinh ở tủy sống, trung ương thần kinh sẽ tiếp nhận kích thích và phát lệnh theo dây thần kinh li tâm tới cơ quan phản ứng là cơ vòng ở bóng đái, cơ mở ra, nước tiểu chảy ra ngoài một cách tự nhiên (đái dầm).

*Sự khác nhau giữa tính chất của PXCĐK và PXKĐK: Tính chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK

Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện

0,5đ

Bẩm sinh Được hình thành trong đời sống Bền vững Dễ mất khi không được củng cố Có thính chất di truyền, mang tính chất chủng loạiCó tính chất cá thể, không di truyền

Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời

Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống Trung ương thần kình nằm ở vỏ não

Bài 2: ( 2 điểm)

Ý/ Phần Đáp án Điểm

- Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng.

- Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên.

- Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. Ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại.

- Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ.

- Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

-Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển. Xương gót lớn phát triển về phía sau.

0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 Bài 3: (1,5 điểm) Ý/ Phần Đáp án Điểm

* Sự trao đổi khí ở phổi:

Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao -> nơi có nồng độ thấp.

Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.

0,5

* Sự trao đổi khí ở tế bào:

Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xẩy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic

lại cao hơn trong máu . Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu .

* Trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào: Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic , khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra . Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic -> Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự TĐK ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài . Vậy TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở tế bào.

Bài 4: ( 1,5 điểm)

Ý/ Phần Đáp án Điểm

* Cấu tạo tim phù hợp với chức năng co bóp tống máu đi, nhận máu về.

+ Tim là một khối cơ rỗng cấu tạo từ mô cơ tim.

+ Tim gồm 4 ngăn, hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau nhờ các van tim (van tim chỉ cho máu di chuyển một chiều). Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tâm thất thông với động mạch, tâm nhĩ thông với tĩnh mạch.

+ Trong khoang tim có hạch thần kinh tự động.

0,5

*Tim co bóp đẩy máu gián đoạn nhưng máu chảy thành dòng trong mạch là do.

+ Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co → Lượng máu tống vào động mạch→ dãn thành mạch.

+ Khi tim dãn, thành động mạch co lại một cách thụ động làm máu vận chuyển tiếp. Có van đóng mở một chiều.

*Tim co bóp đẩy máu gián đoạn nhưng máu chảy thành dòng trong mạch là do.

+ Thành mạch có tính đàn hồi khi tim co → Lượng máu tống vào động mạch→ dãn thành mạch.

+ Khi tim dãn, thành động mạch co lại một cách thụ động làm máu vận chuyển tiếp. Có van đóng mở một chiều.

0,5

0,5

Bài 5: ( 2điểm)

a) a- Xảy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non. b- Xảy ra ở ruột non

c- Xảy ra ở dạ dày d- Xảy ra ở ruột non

0,25 0 ,25 0,25 0 ,25 b) * Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với

chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m

 Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc).

- Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào.

- Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)

- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.

0 ,25

0 ,25

0 ,25 0 ,25

Một phần của tài liệu Tập đề và đáp án thi học sinh giỏi môn sinh năm 2015 tham khảo (Trang 50)