Tình hình sâu bệnh hại đối với hoa lanHồ Điệp giống V3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 49)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.3.Tình hình sâu bệnh hại đối với hoa lanHồ Điệp giống V3

Sâu bệnh hại là yếu tố hạn chế cả về năng suất, chất lượng của các loại cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Đối với hoa lan Hồ Điệp sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn và nếu không khống chế được thì năng suất, chất lượng hoa đều giảm, đặc biệt trong giai đoạn từ khi cây ra nụ đến khi nở hoa. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại để nắm bắt được thành phần, quy luật phát sinh phát triển của chúng để đưa ra những biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả là việc không thể thiếu trong công tác nghiên cứu nông nghiệp.

Trong khi sản xuất thử nghiệm ở Thái Nguyên chúng tôi thấy hoa lan Hồ Điệp giống V3 có tỷ lệ sâu bệnh hại rất thấp, qua thực tế và đối chiếu với các tài liệu về hoa lan Hồ Điệp chúng tôi thấy rằng một số loại sâu bệnh hại trên giống V3 thường gặp là: Thối rễ, thối đen, thối nhũn, rệp và nhện nhưng mức độ gây hại ở cấp độ nhẹ.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến diễn biến thành phần bệnh hại chủ yếu trên cây hoa lan Hồ Điệp giống V3

Công thức

Loại bệnh hại

Đối chứng ATONIK Gibberellin 10ppm Thiên nông Thối mềm lá * ** * * Thối nâu * * * 0 Thối rễ 0 * * * Đốm vòng 0 0 * 0

Ghi chú: 0: Cây không bị nhiễm bệnh *: Cây bị nhiễm bệnh ở cấp độ nhẹ

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến diễn biến thành phần sâu hại chủ yếu trên cây hoa lan Hồ Điệp giống V3

Công thức

Loại sâu hại

Đối chứng ATONIK Gibberellin 10ppm

Thiên nông

Rệp * ** * *

Nhện * * ** **

Ghi chú: 0: Cây không bị sâu hại

*: Cây bị sâu hại ở cấp độ nhẹ

**: Cây bị sâu hại ở cấp độ trung bình

Theo dõi diến biến tình hình sâu bệnh hại cho thấy:

Bệnh thối mềm lá lúc đầu chỉ là một vết bầm nhỏ trên lá, sau lan nhanh thành đốm gần tròn, nâu. Sau vài ngày, đọt non bị thối, làm lá mềm uột như bị nhúng nước sôi và thối nhũn toàn lá. Nguyên nhân là do vi khuẩn Erwinia carotovara xâm nhập vào vết thương cơ giới gây nên. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng lây bệnh theo giọt nước bắn sang cây khỏe. Các công thức thí nghiệm đều bị bệnh thối mềm lá tuy nhiên mức độ nhiễm ở mức độ nhẹ và trung bình.

Bệnh thối nâu xuất hiện các đốm nâu nhỏ rồi gây thối nhanh do vi khuẩn

Erwinia cypripedii. Các công thức Đối chứng, sử dụng ATONIK, Gibberilin 10ppm bị nhiễm bệnh tuy nhiên ở mức độ nhẹ.

Bệnh thối rễ: Tất cả các công thức sử dụng chế phẩm sinh trưởng đều bị nhiễm bệnh thối rễ nhưng ở mức độ thấp. Nguyên nhân là do nấm bệnh như: Fusarium spp,

Pythium spp... ở trong giá thể gây nên.

Bệnh đốm vòng: Nguyên nhân là do nấm Collettotrichum Glocosporum

cùng nhau gây ra. Triệu chứng đầu tiên là chấm nâu đỏ sau hình thành đốm rộng, có các vòng tròn đồng tâm, vòng ngoài màu vàng, vòng trong màu nâu và dễ khô cháy, gặp mưa là thối. Công thức bị nhiễm bệnh này chỉ có Gibberilin 10ppm nhưng ở

mức độ nhẹ.

Sâu hại lan Hồ Điệp giống V3 chủ yếu là rệp và nhện, tuy nhiên ở các công thức tỉ lệ cây bị sâu hại đều ở mức độ nhẹ và trung bình.

Tóm lại, thành phần sâu bệnh hại, xuất hiện hầu hết các tháng trong năm. Do vậy, cần phải thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ thực vật, nhất là khi sản xuất lan ở quy mô công nghiệp.

Quá trình sản xuất có thể phun định kỳ hàng tuần bằng các loại thuốc Ridomil, COC - M85, Anvil, Dithane - M45 để hạn chế khả năng phát sinh, phát triển của sâu, bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 49)