Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 37)

3. Yêu cầu của đề tài

2.3.Phương pháp nghiên cứu

Chia thành các nhóm chỉ tiêu: - Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng:

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Chiều dài lá (DL): Đo từ cuống lá đến ngọn lá (cm) Tổng chiều dài lá

DL trung bình (cm) =

Tổng số lá

Tổng chiều rộng lá RL trung bình (cm) =

Tổng số lá

+ Số lá/cây (lá): đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + số lá mới ra thêm.

+ Động thái tăng đường kính thân (cm): dùng thước Palme đo ở nơi to nhất của cây.

Tổng đường kính thân Đường kính thân TB (cm/thân) =

Số thân theo dõi + Chiều dài ngồng hoa (cm)

Tổng chiều dài các ngồng CDNH TB (cm) =

Tổng số ngồng hoa theo dõi + Đường kính ngồng hoa (cm)

Tổng đường kính các ngồng ĐKNH TB (cm) =

Tổng số ngồng hoa theo dõi + Chiều dài nụ hoa (cm):

Tổng chiều dài các nụ CDN TB (cm) =

Tổng số nụ hoa theo dõi - Nhóm chỉ tiêu về phát triển:

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Thời gian xuất hiện ngồng hoa: được tính từ sau khi trồng đến lúc mầm hoa đầu tiên xuất hiện.

+ Thời gian sinh trưởng ngồng hoa: tính từ khi xuất hiện mầm hoa đến kết thúc chiều dài (ngày).

+ Thời gian xuất hiện nụ hoa: từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi xuất hiện nụ (ngày).

+ Thời gian hoa nở (ngày): từ khi hoa đầu tiên trên cành bắt đầu nở đến khi hoa cuối cùng tàn.

- Nhóm chỉ tiêu về năng suất: số ngồng/ chậu. số hoa/ ngồng, …

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Số cành hoa/cây (cành)

Tổng số cành hoa Số cành hoa/cây (cành) =

Tổng số cây theo dõi + Số bông/cành (bông)

Tổng số bông Số bông/cành (bông) =

Tổng số cành hoa theo dõi + Tỷ lệ cây ra hoa

- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Độ bền của hoa: đánh dấu và theo dõi hoa của 5 cây nở cùng thời điểm đem cắm vào chậu, để ở điều kiện trong phòng rồi tính độ bền của những bông hoa đó từ khi bắt đầu nở đến khi tàn.

+ Độ bền của hoa trong nhà lưới (độ bền tự nhiên) đánh dấu và theo dõi hoa của 5 cây nở cùng thời điểm trong nhà lưới, rồi tính độ bền của những hoa đó từ khi bắt đầu nở đến khi tàn.

- Nhóm chỉ tiêu về chống chịu: Theo dõi sâu bệnh hại theo tiêu chuẩn của Bộ NN quy định trên loại cây họ thập tự, chia làm 5 điểm chéo góc, điều tra mỗi điểm 5 cây.

+ Đánh giá mức độ phổ biến (tần suất xuất hiện) của sâu, bệnh hại hoa lan Hồ Điệp.

+ Tần suất xuất hiện của sâu, bệnh hại được xác định thông qua điều tra tự do trên vườn trong suốt quá trình thí nghiệm.

+ Mức độ xuất hiện của sâu và mức độ nhiễm bệnh hại được xác định thông qua tần suất xuất hiện và tỷ lệ nhiễm bệnh trong quá trình điều tra theo phương

pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m2.

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: tính trong quy mô thí nghiệm 60 chậu/ thí nghiệm. Phân loại hoa theo kết quả thí nghiệm và giá thị trường tại thời điểm thu hoạch

Lợi nhuận thu được (1000 đồng) = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 37)