Yêu cầu sinh thái của cây Hoa lanHồ điệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 27)

3. Yêu cầu của đề tài

1.4.3. Yêu cầu sinh thái của cây Hoa lanHồ điệp

1.4.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Nếu như ẩm độ quyết định sự xuất hiện của các loài lan thì nhiệt độ quyết định sự phân bố các loài lan ấy trên thế giới. Căn cứ vào điều kiện địa lý và nhu cầu nhiệt độ của lan, người ta chia làm 3 nhóm:

Nhóm lan ưa nóng: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 210C, ban đêm không dưới 18,50C. Những loại lan này thường có nguốn gốc ở vùng nhiệt đới.

Nhóm lan ưa nhiệt độ trung bình: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 14,50C, ban đêm không dưới 13,50C.

Nhóm lan ưa lạnh: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá 140C, ban đêm không quá 130C. Chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và các khu vực núi cao vùng nhiệt đới.

Lan Hồ Điệp thích nghi với điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ dao động từ 270 C đến 290 C. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn lan Hồ Điệp có thể chịu được nhiệt độ từ 320 C đến 350 C. Để bắt đầu phát triển, lanHồ Điệp phải có một thời kỳ nhiệt độ vừa phải dưới 260 C trong 3-5 tuần. Sau khi cụm hoa phát triển cho đến nở nụ đầu tiên phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình hàng ngày, từ 140 C đến 260 C.

Vì vậy, nếu nhiệt độ thấp được tăng lên đến 260 C, các hoa bắt đầu nở sớm hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ ức chế sự ra hoa rõ ràng sự phát triển và nở hoa của lan Hồ Điệp phụ thuộc nhiều vào khoảng nhiệt độ nhất định nhưng nó cũng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng [22].

1.4.3.2. Yêu cầu về ánh sáng

Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Nhu cầu về ánh sáng của các loài lan là rất khác nhau. Vanda lá tròn, Arachinis, Renanthera yêu cầu 100% ánh sáng tự nhiên, tức là khoảng 40000 lux. Dendrobium yêu cầu 70% ánh sáng tự nhiên, khoảng 15000 - 30000 lux. Trong khi đó lan Hồ điệp (Phalaenopsis) nhu cầu chỉ là 30% ánh sáng tự nhiên, khoảng 5000 - 14000 lux (Nguyễn Xuân Trường 2001 [20]). Cường độ quang hợp gia tăng cùng với cường độ ánh sáng. Tuy nhiên, khi cường độ ánh sáng vượt quá một trị số giới hạn nào đó thì cường độ quang hợp không tăng lên nữa và có thể giảm do quá trình quang hô hấp. Vì vậy, cần thiết kế vườn lan và hệ thống lưới che sao cho phù hợp với từng loài lan cụ thể.

Cường độ ánh sáng vừa phải và thoáng mát là lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển. Tuy nhiên, nếu để trong bóng tối dài, lan Hồ Điệp sẽ bắt đầu mất màu lá. Để có hoa lan Hồ Điệp đẹp, sặc sở, khi trồng thương mại giai đoạn đầu có thể để trong bóng tối sau đó chuyển chúng ra ánh sáng.

Nói chung, lan Hồ Điệp nhạy cảm với cường độ ánh sáng cao. Vì vậy, trong quá trình sản xuất không nên để lan tiếp xúc với cường độ ánh sángvà nhiệt độ cao. Bóng mát là điều kiện cần thiết nên trồng lan Hồ Điệp trong nhà có mái che [22].

1.4.3.3. Yêu cầu về độ ẩm

Ẩm độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, và phát triển của các loài lan. Đa số các loài lan ưa ẩm, việc chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giúp cho cây lan sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giảm được rất nhiều công chăm sóc.

Trong thực tế ẩm độ của vùng cao thì tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao, do đó cần lưu ý hạn chế tưới nước trong mùa mưa và thời tiết có mưa phùn, mưa

giầm khi ẩm độ không khí cao.

Ẩm độ rất cần thiết trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp. Lan Hồ Điệp phát triển tốt trong khoảng ẩm độ 50-85% [22].

1.4.3.4. Yêu cầu về độ thông gió

Thích thoáng sợ gió đó là một đặc điểm khi nói về hoa lan (Nguyễn Định 1998 [6]). Không khí cũng là một món ăn của cây lan. Khi trồng ở các thành phố thì các giàn lan thiếu gió vì bị các nhà cao tầng che khuất trừ các giàn lan ở trên sân thượng. Lượng không khí di chuyển làm mát cây lan, không có gió sẽ làm cho giàn lan bị hầm hơi, làm nóng cây lan. Cho nên giàn lan nào thiếu gió thì cây lan đó không tốt, nhưng giàn lan nào có nhiều gió quá làm thoát nhiều hơi nước, cây lan cũng không tốt. Trường hợp này phải che bớt gió. Điều này cũng giải thích được là tại sao khi sống trong rừng không bao giờ chúng ta tìm thấy được lan sống ở dưới thấp (trừ địa lan ở xứ lạnh). Lan thường sống cheo leo trên các vách đá, hoặc bám chót vót trên các ngọn cây cao. Độ thoáng gió là một trong những đặc tính quan trọng về sinh thái của cây lan [11].

Đối với Hồ Điệp, sự thông gió tối cần thiết. Độ thông gió càng nhiều cây càng ít bệnh. Tốc độ gió khoảng 10- 15 km/ giờ là tốt nhất [22].

1.4.3.5. Yêu cầu về dinh dưỡng

Hồ Điệp cần được cung cấp dinh dưỡng quanh năm vì bản thân cây Hồ Điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng.

Lan Hồ Điệp vừa chịu được khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu được khí hậu mát nên Việt Nam được xem là địa điểm lý tưởng để nuôi trồng Hồ Điệp. Khi gặp điều kiện thuận lợi và chăm sóc tốt cây sẽ có hoa quanh năm [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)