Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá, sử dụng phân bón lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 31)

3. Yêu cầu của đề tài

1.5.2.Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá, sử dụng phân bón lá

Có 2 cách chính để bón phân cho cây trồng: bón qua rễ và bón qua lá.

- Bón phân qua rễ là bón trực tiếp vào đất, các chất dinh dưỡng được cây hút từ rễ chuyển lên các bộ phận khác trên mặt đất của cây. Biện pháp này thường để lại trong đất lượng dinh dưỡng dư thừa mà cây không hấp thụ được hết.

- Bón phân qua lá: lượng phân được hoà tan vào nước ở nồng độ cho phép, phun ướt đẫm lá. Chất dinh dưỡng được ngấm qua lá chuyển vào bên trong. Biện pháp này giúp cây hấp thu triệt để, tiết kiệm được phân bón và hiệu quả mang lại cao, nhanh chóng.

Phương pháp bón phân qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường hợp sau: - Tầng đất nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế. - Đất bị khô hạn, không thể đưa dinh dưỡng vào đất.

- Rễ bị tổn thương: Do bị bệnh hoặc tổn thương cơ học.

- Những điều kiện của đất không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng - Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật

- Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ - Sự nhiễm mặn

- Thiếu Oxy (đất quá ướt), thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (quá khô) - Sự hoạt động của rễ thấp.

- Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu mỡ.

- Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí dinh dưỡng bên trong cây.

- Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn. [25]

- Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự vận chuyển trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động

- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố trung lượng như: Mg và S, các nguyên tố vi lượng được yêu cầu ở lượng nhỏ, phương pháp dinh dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu của cây khi sử dụng 2 – 3 lần vào những thời điểm thích hợp.

- Hiệu lực của việc bón phân qua lá nhanh, chỉ sau vài phút cây có thể hấp thụ do vậy rất hiệu quả để điều chỉnh sự cân bằng dinh dưỡng của cây khi chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này, các chất dinh dưỡng được tập trung vào hình thành cơ quan sinh sản làm giảm sinh trưởng bộ rễ, làm giảm hút khoáng dẫn đến mất cân bằng, nên bổ sung qua lá sẽ khắc phục được tình trạng trên.

- Cây sử dụng lượng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao, có thể 90% so với 40 – 50% với đạm khi bón vào đất , do đó hạn chế ô nhiễm đất và nước ngầm.

- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện tượng đối kháng ion, khi đó dinh dưỡng vào đất không có hiệu quả thậm chí làm cho cây chết do mất cân bằng.

- Bón đạm qua lá ở giai đoạn cuối làm tăng hàm lượng đạm tổng số trong hạt. Đối với hoa lan, dinh dưỡng hết sức quan trọng, nó không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Vai trò của các nguyên tố đối với cây lan:

Nhóm 1: gồm các nguyên tố cacbon (C), Hyđrô (H), Oxy (O) những nguyên tố này thường có sẵn trong không khí và nước mà cây sử dụng trong quá trình quang hợp.

Nhóm 2: các nguyên tố đa lượng: N, P, K.

Vai trò của nitơ (N): là một trong 3 nguyên tố cần thiết cho cây lan, giúp cho sự tăng trưởng của lá, làm cho cây xanh tốt, mặt khác N còn giúp cho quá trình điều

hoà P, nếu thiếu N lá nhỏ hơi vàng, mầm yếu ít hoa.

Vai trò của P: là nguyên tố quan trọng thứ hai sau N, dùng kết hợp với N giúp cho cây nẩy mầm khoẻ, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều. Nếu tỷ lệ P quá lớn kích thích cho sự ra hoa sớm lá ngắn, cứng.

Vai trò của K: giúp cho cây hấp thụ N một cách dễ dàng giúp cho sự phát triển của chồi mới, K còn giúp cho sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây. K giúp cho cây cứng, thúc đẩy sự ra hoa, hoa có mầu sắc tươi hơn, cây đề kháng với bệnh tốt hơn. Nếu thiếu K cây cằn cỗi, khô đầu lá, tỷ lệ nẩy mầm thấp, khả năng chịu hạn kém.

Nhóm 3: bao gồm các nhân tố Ca, Mg, S

Vai trò của Ca: là nhân tố cần thiết để tạo lập vách tế bào, giúp cho tế bào hoạt động một cách điều hoà trong việc tạo lớp prôtêin, giúp cây hấp thụ nhiều đạm bộ rễ phát triển khoẻ. Nếu cây hấp thụ quá nhiều Ca, cây không hấp thụ được Fe nhưng lại hấp thụ nhiều N dẫn đến cây có mầu xanh khác thường, thiếu Ca rễ lan chậm phát triển, lá nhỏ.

Vai trò của Mg: là một trong những nguyên tố tạo nên diệp lục, giúp cây phát triển cân đối, hài hoà. Phân bón có nhiều Mg, lá lan to xanh nhưng quá nhiều mầu sắc lá lại nhạt đi, ngọn lá sẽ bị héo, thiếu Mg thì biểu hiện ngay ở rễ, rễ phát triển rất tốt, nhưng thân lá lại không phát triển, tỷ lệ rễ, thân, lá không cân đối.

Vai trò của S: là nguyên tố không kém phần quan trọng là thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào. Thiếu S cây cằn cỗi, lá vàng, mép lá đen kích thước lá nhỏ.

Các nguyên tố vi lượng: bao gồm Fe, Cu, Zn, Mn, Bo, Mo... Cây lan cần các nguyên tố vi lượng với lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được. Thường chúng có sẵn trong nước tưới, trong phân bón, nhưng cũng cần bổ sung thêm các nguyên tố này miễn sao không gây độc cho cây.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống hoa lan Hồ Điệp V3: là giống hoa to, hoa mầu trắng, cánh môi mầu vàng, đường kính hoa 8 – 15cm, có 8 – 12 hoa/ngồng.

Giống hoa lan Hồ Điệp V3 18 tháng tuổi, chuẩn bị đến thời kỳ ra mầm hoa. Là giống hoa lan cho năng suất ổn định trong 3 năm khi trồng tại Trung tâm dạy nghề huyện Đồng Hỷ – Tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại: Trung tâm dạy nghề huyện Đồng Hỷ – Tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian thực hiện thí nghiệm: Từ ngày 01/8/2013 đến 30/08/2014

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa của hoa Lan Hồ Điệp giống V3 trong thời kỳ ra mầm hoa đến thu hoạch.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa của hoa Lan Hồ Điệp giống V3 trong thời kỳ ra mầm hoa đến thu hoạch.

2.1.4. Vật liệu nghiên cứu

- Chế phẩm Atonik 1.8 DD: thành phần gồm hợp chất ni tơ thơm 18g/lít có tác dụng kích thích sự sinh trưởng phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất của cây, cho năng suất cao và chất lượng hoa tốt. Khi sử dụng cho thí nghiệm được hoà vào nước với tỷ lệ 1:4000, lượng nước thuốc trên ha: 600 – 800 lít/ha. Áp dụng cho các giai đoạn sinh trưởng.

- Chế phẩm Gibberellin 10ppm: chế phẩm GA3 được dùng cho thí nghiệm có dạng bột trắng, gói 1g, được nhập khẩu từ USA có tác dụng kích thích ra hoa, màu hoa bóng, đẹp. Dùng cồn hoà tan 1 gói, sau đó hoà với nước cất cho vào bình 1 lít ta được dung dịch mẹ. Dùng pipet hút 10ml, hoà với 10 lít nước được dung dịch

nồng độ 10 ppm, đem phun cho cây hoa.

- Kích phát tố hoa trái Thiên nông: có thành phần gồm Alpha-Naphthalene Acetic Acid 2%, Beta-Naphtoxy Acetic Acid 0.5%, Gibberrellic Acid GA-3 0.1%, 100gr pha được 200l nước phun ướt đủ ướt lá có tác dụng giúp cây tăng trưởng sớm, tăng chiều dài ngồng hoa, kích thích ra nhiều hoa.

- Phân bón qua lá Đầu trâu 902 (NPK 17-21-21-TE) giúp cây tăng trưởng tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Pha 10g với 8 lít nước, phun đủ ướt lá.

- Phân bón qua lá AMC BO: tăng trưởng rễ, cứng thân, chống thối hoa. Pha 10g với 8 lít nước, phun đủ ướt lá.

- Phân bón lá Rong biển SEAWEED X.O: thành phần gồm N 1,2%; P 0,46%; K 1,75%; chất hữu cơ 11,3%; ... có tác dụng tăng khả năng đâm chồi, ra hoa, kháng bệnh tốt. Pha 10g với 8 lít nước, phun đủ ướt lá.

- Phân bón lá cao cấp Nam Bắc siêu lân: thành phần gồm N 10%, P205 50%, K20 10% có tác dụng giúp cây đâm chồi nảy lộc, phân hóa mầm hoa, kích thích hoa nở đều, chất lượng tốt. Pha 10g với 8 lít nước, phun đủ ướt lá.

Chú ý: Dùng bình xịt có áp lực vừa phải, có mỏ xịt phun đều. Phun vào buổi

chiều khi trời mát. Thời gian phun: 10 ngày/lần.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thí nghiệm 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hoa Lan Hồ Điệp giống V3 tại Thái Nguyên.

Cây thí nghiệm được trồng trong chậu vại, nhà có mái che tại Trung tâm dạy nghề huyện Đồng Hỷ. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Mỗi lần nhắc lại 20 chậu.

Tổng số chậu trong thí nghiệm: 4 x 3 x 20 = 240 chậu Sơ đồ bố trí thí nghiệm

CT 1: Không phun (Đối chứng) CT 2: Chế phẩm Atonik

CT4: Kích phát tố hoa trái Thiên nông Sơ đồ bố trí thí nghiệm: I CT1 CT3 CT2 CT4 II CT3 CT1 CT4 CT2 III CT2 CT4 CT3 CT1

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Lan Hồ Điệp giống V3 tại Thái Nguyên

Cây thí nghiệm được trồng trong chậu vại, nhà có mái che tại Trung tâm dạy nghề huyện Đồng Hỷ. Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Mỗi lần nhắc lại 20 chậu.

Tổng số chậu trong thí nghiệm: 5 x 3 x 20 = 300 chậu CT 1: Không phun ( Đối chứng)

CT 2: Phân bón qua lá Đầu trâu 902 CT 3: Phân bón qua lá AMC BO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT4: Phân bón lá Rong biển SEAWEED X.O CT5: Phân bón lá cao cấp Nam Bắc siêu lân Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

I CT3 CT1 CT5 CT2 CT4

II CT5 CT3 CT2 CT4 CT1

III CT1 CT5 CT4 CT3 CT2

- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu sử dụng phối hợp chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3.

sinh trưởng thích hợp nhất và loại phân bón lá thích hợp nhất đối với hoa lan Hồ Điệp giống V3 để tiến hành thí nghiệm 3.

Cây thí nghiệm được trồng trong chậu vại, nhà có mái che tại Trung tâm dạy nghề huyện Đồng Hỷ. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí thí nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Mỗi lần nhắc lại 20 chậu.

Tổng số chậu trong thí nghiệm: 4 x 3 x 20 = 240 chậu Sơ đồ bố trí thí nghiệm

CT 1: Không phun (Đối chứng)

CT 2: Chế phẩm điều hòa sinh trưởng ATONIK CT3: Phân bón qua lá Đầu trâu 902

CT4: Phối hợp chất điều hòa sinh trưởng ATONIK và phân bón qua lá Đầu trâu 902

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

I CT2 CT1 CT3 CT4

II CT3 CT4 CT1 CT2

III CT4 CT3 CT2 CT1

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Chia thành các nhóm chỉ tiêu: - Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng:

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Chiều dài lá (DL): Đo từ cuống lá đến ngọn lá (cm) Tổng chiều dài lá

DL trung bình (cm) =

Tổng số lá

Tổng chiều rộng lá RL trung bình (cm) =

Tổng số lá

+ Số lá/cây (lá): đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm, số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + số lá mới ra thêm.

+ Động thái tăng đường kính thân (cm): dùng thước Palme đo ở nơi to nhất của cây.

Tổng đường kính thân Đường kính thân TB (cm/thân) =

Số thân theo dõi + Chiều dài ngồng hoa (cm)

Tổng chiều dài các ngồng CDNH TB (cm) =

Tổng số ngồng hoa theo dõi + Đường kính ngồng hoa (cm)

Tổng đường kính các ngồng ĐKNH TB (cm) = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số ngồng hoa theo dõi + Chiều dài nụ hoa (cm):

Tổng chiều dài các nụ CDN TB (cm) =

Tổng số nụ hoa theo dõi - Nhóm chỉ tiêu về phát triển:

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Thời gian xuất hiện ngồng hoa: được tính từ sau khi trồng đến lúc mầm hoa đầu tiên xuất hiện.

+ Thời gian sinh trưởng ngồng hoa: tính từ khi xuất hiện mầm hoa đến kết thúc chiều dài (ngày).

+ Thời gian xuất hiện nụ hoa: từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi xuất hiện nụ (ngày).

+ Thời gian hoa nở (ngày): từ khi hoa đầu tiên trên cành bắt đầu nở đến khi hoa cuối cùng tàn.

- Nhóm chỉ tiêu về năng suất: số ngồng/ chậu. số hoa/ ngồng, …

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Số cành hoa/cây (cành)

Tổng số cành hoa Số cành hoa/cây (cành) =

Tổng số cây theo dõi + Số bông/cành (bông)

Tổng số bông Số bông/cành (bông) =

Tổng số cành hoa theo dõi + Tỷ lệ cây ra hoa

- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:

Phương pháp theo dõi: chọn mỗi công thức 5 cây/ 3 lần nhắc lại, theo dõi các chỉ tiêu và tính trung bình.

+ Độ bền của hoa: đánh dấu và theo dõi hoa của 5 cây nở cùng thời điểm đem cắm vào chậu, để ở điều kiện trong phòng rồi tính độ bền của những bông hoa đó từ khi bắt đầu nở đến khi tàn.

+ Độ bền của hoa trong nhà lưới (độ bền tự nhiên) đánh dấu và theo dõi hoa của 5 cây nở cùng thời điểm trong nhà lưới, rồi tính độ bền của những hoa đó từ khi bắt đầu nở đến khi tàn.

- Nhóm chỉ tiêu về chống chịu: Theo dõi sâu bệnh hại theo tiêu chuẩn của Bộ NN quy định trên loại cây họ thập tự, chia làm 5 điểm chéo góc, điều tra mỗi điểm 5 cây.

+ Đánh giá mức độ phổ biến (tần suất xuất hiện) của sâu, bệnh hại hoa lan Hồ Điệp.

+ Tần suất xuất hiện của sâu, bệnh hại được xác định thông qua điều tra tự do trên vườn trong suốt quá trình thí nghiệm.

+ Mức độ xuất hiện của sâu và mức độ nhiễm bệnh hại được xác định thông qua tần suất xuất hiện và tỷ lệ nhiễm bệnh trong quá trình điều tra theo phương

pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m2.

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: tính trong quy mô thí nghiệm 60 chậu/ thí nghiệm. Phân loại hoa theo kết quả thí nghiệm và giá thị trường tại thời điểm thu hoạch

Lợi nhuận thu được (1000 đồng) = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê toán học, phần mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất của hoa lan hồ điệp giống V3 tại Thái Nguyên (Trang 31)