Ngành nông nghiệp, thuỷ sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 46)

Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản năm 2013 đạt trên 517,37 tỷ đồng, tăng bình quân 1,63% giai đoạn 2011- 2013 và 4,17% cho cả giai đoạn 2005 - 2013.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế ngành nông nghiệp

TT Chỉ tiêu 2005 2010 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) (tỷđồng) 2005 - 2011 - 2005 - 2010 2013 2013 1 Trồng trọt 182,2 259,69 277,2 7,34 1,31 4,28 2 Chăn nuôi 128,8 168,11 147,02 5,48 -2,65 1,34 3 Thuỷ sản 14,4 32,01 68,65 17,32 16,48 16,9 4 Dịch vụ N - L - TS 10,24 17,26 24,5 11,01 7,25 9,12 Tổng GTSX 335,6 477,07 517,37 6,78 1,63 4,17

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên)

Từ số liệu bảng 3.3cho thấy: Sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua có nhiều biến động.

- Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2013 là 4,28%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 -2013 ngành trồng trọt tăng chậm 1,31%.

- Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2013 là 1,34%. Trong giai đoạn 2011 -2013 ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng âm 2,65% do ảnh hưởng của dịch bệnh.

- Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất là với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005 – 2013 là 16,90%. Với đặc điểm của huyện là thấp trũng, thì nuôi trồng thuỷ sản luôn là thế mạnh của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

* Ngành trồng trọt.

Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính huyện Phú Xuyên giai đoạn 2005- 2013

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2011 2013 1 Cây lúa - Diện tích ha 18.512,4 17.520,3 17.163,1 17.227,7 - Năng suất tạ/ha 60,9 62,1 61,4 64,4 - Sản lượng tấn 112.740,5 108.801,1 105.381,4 110.946,4 2 Cây Ngô - Diện tích ha 1.242,3 694,8 845,8 887,4 - Năng suất tạ/ha 31,9 49,5 55,2 58,6 - Sản lượng tấn 3.962,9 3.439,3 4.668,82 5.200,16 3 Cây lạc - Diện tích ha 249,2 321,8 62,6 57,0 - Năng suất tạ/ha 20,51 22,54 23,23 28,5 - Sản lượng tấn 511,11 725,34 145,42 162,45 4 Cây đậu tương - Diện tích ha 2.219,9 7.719,9 86,7 8.608,5 - Năng suất tạ/ha 12,3 14,6 16,4 20,8 - Sản lượng tấn 2.730,5 11.271,1 142,2 11.905,7 5 Khoai lang - Diện tích ha 492,1 91,3 23,7 29,2 - Năng suất tạ/ha 86,0 109,3 105,4 114,7 - Sản lượng tấn 4.232,1 997,9 249,80 334,9 6 Rau các loại - Diện tích ha 1.084,3 1.030,7 665,8 584,6 - Năng suất tạ/ha 120,5 130,7 160,8 180,5 - Sản lượng tấn 13.065,8 13.471,2 10.706,1 10.522,0

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên)

Năm 2013: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 11.128,7ha. Trong trồng trọt, lúa là cây lương thực chủ yếu có diện tích 9.044,50ha (chiếm 81% so với đất sản xuất nông nghiệp) có tỷ trọng chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại cây trồng chính được thể hiện trong bảng 3.4.

Theo số liệu từ bảng 3.4 cho thấy rằng lúa là cây trồng chính của toàn huyện. Diện tích lúa trong những năm gần đây giảm tuy nhiên năng suất lúa tăng (từ 60,9 tạ/năm vào năm 2005 tăng lên 64,4 tạ/ha vào năm 2013).

Sản xuất cây công nghiệp hàng năm chủ lực có đậu tương với diện tích gieo trồng lớn nhất là đậu tương vụ đông trên đất lúa. Diện tích gieo trồng đã tăng từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

2.219 ha năm 2005 lên 8.669 ha vào năm 2013, năng suất đạt 12,3 – 20,8tạ/ha Rau, đậu là cây thực phẩm được trồng phổ biến có giá trị kinh tế cao, năng suất tương đối ổn định.

Trong giai đoạn 2005 – 2013 huyện Phú Xuyên đã thực hiện tốt công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp, đưa các loại giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao để dần thay đổi bộ giống cũ, tạo nên những bước phát triển kinh tế rõ rệt trong toàn huyện.

* Ngành chăn nuôi.

Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2013 GTSX đạt khoảng 147 tỷ đồng, tăng trên 13 tỷ so năm 2012.

Các chỉ tiêu phát triển về đàn trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy cầm được duy trì và tăng về số lượng, đặc biệt việc ấp nở con giống ở Phú Yên, Đại Xuyên.... hàng năm

đã cung cấp cho thị trường từ 18 đến 20 triệu con/năm.

Thế mạnh của huyện là chăn nuôi lợn, thuỷ cầm, song thời gian qua chưa có bước đột phá nhanh. Tỷ trọng chăn nuôi (gồm cả thuỷ sản) trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 44,38% (năm 2005 chỉ tiêu này đạt 41,65%) .

Bảng 3.5: Diễn biến ngành chăn nuôi huyện Phú Xuyên giai đoạn 2005 – 2013

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2012 2013 Tăng trưởng BQ (%) 2005- 2010 2011- 2013 2005- 2013 1 Đàn trâu con 535,0 539,0 449 470 0,15 -8,33 -4,18 2 Đàn bò con 2561,0 5603,0 3538 2473 16,95 -8,73 3,31 3 Đàn lợn con 89634,0 94841,0 64371 51018 1,14 -7,30 -3,17 4 Đàn gia cầm Tr. Con 885,4 1 109,6 8155,14 9972,58 4,62 -4,02 0,21 1 Thịt lợn hơi tấn 9 230,0 13 904,0 11263 10870 8,54 -0,50 3,92

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên)

Theo số liệu trong bảng 3.5 cho thấy: Tổng đàn trâu, đàn lợn, đàn gia cầm tăng trưởng chậm giai đoạn 2005- 2010, thậm trí có sự tăng trưởng âm về tổng đàn trong giai đoạn 2011 - 2013. Đàn bò có sự tăng trưởng rất không ổn định về số

lượng, giai đoạn 2005- 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt cao 16,95%/năm đến giai đoạn 2011- 2013 giảm mạnh và đạt tăng trưởng âm là (-8,73%/năm), bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

quân cả giai đoạn 2005-2013 đạt 3,31%/năm.

Trong chăn nuôi tuy có sự tăng trưởng âm và chậm về tổng đàn nhưng tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng trưởng khá giai đoạn 2005- 2010 và tăng 3,92% cả giai đoạn 2005 - 2013.

*Ngành nuôi trồng thủy sản

- Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản: Phú Xuyên là vùng úng trũng của Hà Nội, là một trong những huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, với tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và thuỷ sản kết hợp khoảng 3.600ha.

- Kết quả sản xuất thuỷ sản:

+ Về diện tích: Tổng diện tích thuỷ sản năm 2005 toàn huyện là 805,25ha. Đến năm 2013 diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 807,85ha.

+ Về sản lượng: năm 2005 đạt 1.315,3 tấn thuỷ sản các loại đến năm 2013 đạt 5.285tấn (tăng bình quân 10,6%/năm).

* Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến lớn, đặc biệt là trong phát triển cây vụ đông, đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, đã hình thành nhiều trang trại trong sản xuất nông nghiệp.

Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha canh tác năm 2013 đạt trên 81,5 triệu

đồng/ha tăng 25 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp giai

đoạn 2005 - 2013 vẫn còn những tồn tại hạn chế sau:

Sản lượng lương thực chưa đạt so với mục tiêu quy hoạch do: việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang mục đích khác, trong 9 năm diện tích đất trồng lúa giảm 601,68 ha (2013 giảm so năm 2005).

Đàn bò trong giai đoạn 2005 - 2013 giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mục tiêu phát triển đàn bò sữa trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn.

Đàn gia cầm giảm về tổng đàn tại thời điểm điều tra song tổng đàn xuất chuồng cũng như sản lượng thịt xuất chuồng vẫn tăng nhanh do tăng cường đầu tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Dân số năm 2013 là 182.644 người, trong đó dân sốđô thị 14.728 người, nông thôn là 167.916 người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.066người/km2 (có xu hướng tăng qua các năm).

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên không ngừng được giảm xuống do công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được toàn dân hưởng ứng năm 2005 là 1,07% năm 2013 giảm xuống còn 1,02%.

b. Lao động

Theo thống kê năm 2013 tổng số lao động toàn huyện là 98.620 lao động, trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 38.830 người, chiếm 39,37% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

- Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 36.435người chiếm 36,96% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

- Lao động làm thương nghiệp dịch vụ: 24.215 người, chiếm 24,55% tổng số

lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Ngoài ra, trong lực lượng lao động nông nghiệp còn có khoảng 10 – 15% có tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong thời gian nông nhàn, tuy nhiên thời gian tham gia ít nên không tính vào lao động công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển hạ tầng và kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)