- LUT1 (Chuyên trồng lúa):với kiểu sử dụng đất là lúa xuân – lúa mùa cho TNHH bình quân sau dồn điền đổi thửa đạt 40,51triệu đồng/ha tăng so vớ i tr ướ c
3.7.3 Các giải pháp về nguồn nhân lực
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa công lao động của các kiểu sử dụng đất đều giảm: Kiểu sử dụng đất chuyên lúa giảm bình quân 1,89 công/sào/vụ (105 công/ha/năm), kiểu sử dụng đất 2 lúa – 1 màu giảm bình quân 1,32công/sào/vụ (110 công/ha/năm)... Như vậy lượng lao động dư ra sau dồn
điền đổi thửa là rất lớn, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đặt ra. Nếu không có giải pháp cụ thểđể tận dụng các lao động nông nhàn này rất dễ xảy ra các tệ nạn xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài đưa ra giải pháp sau:
- Mở các lớp đào tạo và dạy nghề cho người dân: Các ngành nghềđào tạo chúng tôi đề xuất như sau:
+ Đào tạo cho người dân các kỹ thuật trồng cây cho hiệu quả kinh tế cao (trồng lúa chất lượng cao, kỹ thuật trồng hoa,...), chăn nuôi, thú y. Đưa người dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả cao tại các huyện khác, hoặc các xã trong huyện đã thực hiện. Các lớp đào tạo này sẽ thu hút những người dân muốn đầu tư
mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp.
+ Mở các lớp dạy nghề cho người dân với các nghề cần học là chính các nghề tại các làng nghề trên địa bàn huyện như: Khảm trai, sơn mài, mộc, giày da, mây giang
đan... Thầy dậy chính là các nghệ nhân trong các làng nghề của huyện. Sau khi học xong người dân có thể xin việc trực tiếp tại các làng nghề hoặc nhận việc về làm tại nhà (mây giang đan). Các lớp đào tạo nghề này sẽ thu hút nhóm người dân quan tâm tới sản phẩm truyền thống tại địa phương.
+ Mở các lớp dậy nghề khác như: Tin học, điện dân dụng, gò, hàn... Đây là nhóm nghề phục vụ cho chính nhu cầu thường ngày của người dân trong xã.
- Giới thiệu lao động tham gia trong các khu công nghiệp: Trên địa bàn huyện Phú Xuyên có nhiều khu công nghiệp, huyện Phú Xuyên (Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện) cử ra một tổ cán bộ luôn đi khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong huyện hoặc huyện khác, từđó nắm được nhu cầu về lao động của doanh nghiệp và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của họ. Sau đó thông báo đến các xã, xã thông báo đến người lao động để những người có nhu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
cầu việc làm đến xin việc.
- Kế hoạch phát triển làng nghề hợp lý: Với lợi thế là một trong những huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng của Hà Nội hiện nay, toàn huyện có gần 100 làng nghề thủ
công, trong đó có 38 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí thành phố với những nhóm nghề như sơn mài, khảm trai (xã Chuyên Mỹ), mây giang đan (xã Phú Túc), đồ
gỗ, da giày (xã Phú Yên), May comlê Vân Từ; nghề Mộc xã Tân Dân, xã Văn Nhân... Theo báo cáo thống kê của huyện thì các làng nghề góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 40% lao động tại địa phương. Một số làng nghề thu hút nhiều lao động: như nghề khảm trai Chuyên Mỹ thu hút 95% lao động nông thôn; làng nghề xã Phú Túc thu hút 65% lao động; làng nghề da giày xã Phú Yên thu hút trên 60% lao động. Do đó huyện cần có chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề để nâng cao thu nhập cho người dân cũng như tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn.
- Đối với các cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.