Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 33)

a. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các khía cạnh sau:

- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí…). Vì thế, khi đánh giá giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 lao động đầu tư.

- Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do

đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗi vùng đất.

- Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác

động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.

- Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường không bị phá hủy gây tác hại đến đời sống xã hội. Đồng thời, cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triến nông nghiệp ở giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương lai. Do đó, cần đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đến môi trường xung quanh, phải đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai hay không, việc sử dụng hóa chất trong nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

nghiệp có để lại tồn dư hay không.

- Lịch sử nông nghiệp là một quãng đường dài thể hiện sự phát triển mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quan hệ sản xuất trong nông thôn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn.

b. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuât nông nghiệp

- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quảđối với toàn xã hội là khả năng thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra. Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thỏa mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị

trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững (Đào Châu Thu, 1999).

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là trên một đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng môi trường ít nhất (Đào Châu Thu, 1999).

- Quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trên cùng một lãnh thổ

là quan hệ nhân quả: nguyên liệu cho công nghiệp và vấn đề xử lý chất thải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)