Phân loại hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 27)

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đánh giá 3 khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt

được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn, là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính (Lê Ngọc Dương và Trần Công Tá, 1999).

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả

kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trịđều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu

đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả hay hiệu quả phân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử

dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.

* Hiệu quả xã hội

Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội được thể hiện bằng các chỉ

tiêu định tính hoặc định lượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra.

Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995).

* Hiệu quả môi trường

Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác

động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ

tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái (Đỗ Nguyên Hải, 1999).

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử

dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng

đất đểđạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

Bên cạnh cách phân loại hiệu quả nói trên, người ta còn có thể căn cứ

vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế, căn cứ vào các yếu tố cơ bản về sản xuất, phương hướng tác động vào sản xuất cả về mặt không gian và thời gian... Tuy nhiên, dù nghiên cứu ở bất cứ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu quả cũng phải xem xét về mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế. Ở đó, hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội và môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

trường với một mối quan hệ mật thiết thống nhất và không thể tách rời nhau. Có như vậy mới đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả được đầy đủ, chính xác và toàn diện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)