Vài nét về bối cảnh thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và

Một phần của tài liệu Luận văn ThS . Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Phòng (Trang 86)

Phòng nói riêng thời gian đến năm 2020

- Hội nhập quốc tế của Việt nam đã sâu rộng, tự do hóa đầu tư ngày càng cao, do đó cạnh tranh quốc tế trong nước trong lĩnh vực đầu tư ngày càng gay gắt.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, và nguồn vốn này được coi là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng hiệu quả. Các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và đặc biệt là Trung Quốc là những điển hình về tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài.

Nguyên nhân là những quốc gia này đã tạo lập được một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng theo hướng khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Như một xu thế chung hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang cạnh tranh nhau để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Thực tế trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.

85

Tuy nhiên, đã có không ít ý kiến lo ngại về tính bền vững trong việc thu hút FDI của Việt Nam. Hiệp hội doanh nghiệp Úc tại Việt Nam cho rằng, nếu Việt Nam không tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn, nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm và khó cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư với các nước ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Myanma…đặc biệt trong bối cảnhnền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và suy thoái đã có tín hiệu phục hồi, nhưng chưa rõ nét nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng thận trọng hơn khi lựa chọn địa điểm đầu tư. Năm 2012 tình hình kinh tế quốc tế biến động theo chiều hướng không thuận lợi đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nền kinh tế phải đối mặt với những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng những khó khăn nội tại như: tình trạng lạm phát vẫn còn cao, hoạt động của ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém, hiệu quả của các tập đoàn Nhà nước giảm sút. Tăng trưởng kinh tế dù ở mức 5% song vẫn thấp hơn nhiều so với mức 7% trung bình nhiều năm qua.

Tuy vậy, cũng có dự báo về khả năng phục hồi kinh tế của các nước lớn. Khu vực Đông Á vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đang chuyển dịch thành trung tâm phát triển kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, báo cáo đầu tư quốc tế năm 2011 của diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) dự báo FDI quốc tế năm 2012 là 1.700 tỷ USD cao hơn năm 2011. Trong khi con số này của năm 2013 là 1.900 tỷ USD, bằng năm cao nhất (2007). Lần đầu tiên FDI vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi chiếm gần 50% FDI thế giới.

- Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước đang trong quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế, Việt Nam cũng đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới. Đồng thời, Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi quan hệ đối ngoại với các nước lớn được cải thiện rõ rệt. Thêm vào đó là sự ổn định về chính trị, an ninh xã hội của Việt Nam đã được các nhà đầu

86

tư nước ngoài đánh giá cao và lựa chọn là địa điểm đầu tư thích hợp để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh lâu dài. Bằng chứng cho thấy, trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), Singapore (vị trí 24). Tập đoàn Tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong năm 2011, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư trên thế giới trong các năm tiếp theo. Do Việt Nam có lợi thế về dân số lớn và đang tăng nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ, các nguyên liệu quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng.

Trong bối cảnh thu hút FDI vào Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức, Hải Phòng nhận thức rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài gắn với tăng trưởng kinh tế của thành phố. Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ thúc đẩy đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, giảm giá thành sản phẩm vì lợi ích người tiêu dùng. Chính vì vậy mà chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng như của thành phố là tập trung cải thiện môi trường đầu tư, tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hải phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1, là trung tâm công nghiệp, thương mại, đầu mối giao thông quan trọng trong giao lưu trong nước và quốc tế, là mắt xích quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế khu vực phía bắc. Việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo thành phố. Hệ thống đường bộ huyết mạch đã và đang được xây dựng hiện đại, hạ tầng giao thông

87

đường biển, đường sắt, hàng không đang được tích cực xây mới và cải tạo

Một phần của tài liệu Luận văn ThS . Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Phòng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)