(1) – Tốc độ tăng GDP
+ Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, trong giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006- 2008 (bình quân tăng 12,76%/năm); từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng bình quân trong 5 năm (2006 - 2010) vẫn đạt 11,15%; tuy không đạt mục tiêu Đại hội đề ra (12-13%/năm), song vẫn gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Nhờ tăng GDP với tốc độ cao, quy mô kinh tế tăng đáng kể, GDP năm 2011 gấp 1,9 lần so với năm 2005, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2011 đạt 1.835USD/người/năm); tỷ trọng GDP của thành phố trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,3% (năm 2005 là 3,6%). [18]
(2) - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 lên 90%
56
năm 2010 (trong đó dịch vụ tăng từ 50,8% lên 53%). Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.
Quy mô kinh tế thành phố tương đối lớn, kết quả tăng trưởng kinh tế ổn định, liên tục ở mức cao so với nhiều địa phương trong cả nước, là một lợi thế đáng kể của Hải Phòng trong thu hút FDI.
Hình 2.4: Tổng sản phẩm (GDP) của thành phố – phân theo thành phần kinh tế(Giá so sánh 1994)
(Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng )
(3) - Tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu Hải Phòng được xác định là thành phố công nghiệp lớn của miền Bắc. Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp của Hải Phòng luôn duy trì tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Các hội chợ thương mại cùng với các hoạt động khuyến mại được triển khai rộng rãi trên địa bàn thành phố, góp phần duy trì tăng trưởng cho tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2012 tăng 21,9% so với năm 2011 .Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại thành phố ổn định và phát triển khá tốt. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao (gần 50%) trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố giai đoạn từ năm 2005 – 2011.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2008 2009 2010 2011 14043.1 20111 21633 24003.6 26650.4 4848.7 5761.5 6272.4 7038.8 7906.7 6431 10282.6 11067.6 12125.2 13284.9 2446 3410 3604.4 4021.8 4487.6 Khu vực có vốn ĐTNN Ngoài Nhà nước Khu vực kinh tế Nhà nước
57
- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 2.625 triệu USD, tăng 13% so với năm 2011.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố năm 2012 đạt 2.703 triệu USD, tăng 14% so với năm 2011.
Hình 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng)
(4) - Tình hình thu chi ngân sách
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2012 đạt 40.303,5 tỷ đồng, giảm 11,9% so với năm 2011 đạt 70,1% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Trong đó thu nội địa 7.512,0 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2011, đạt 79,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao; Thuế Hải Quan 30.523,0 tỷ đồng, giảm 19,8% so với năm 2011 đạt 64,6% dự toán năm.
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 là 8.298,4tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2011, đạt 92,8% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản 1.794,8 tỷ đồng, giảm 15,5% so với năm 2011 đạt 87,1% dự toán; chi thường xuyên 6.352,6 tỷ đồng tăng 28,78% so với năm 2011 đạt 95,9% dự toán, trong đó chi sự nghiệp kinh tế
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2009 2010 2011 45.2 44.7 50.2 48.7 33.3 34 32.9 34.8 21.5 21.3 16.9 16.5 Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn ĐTNN
58
920,4 tỷ đồng, tăng 28,7%; sự nghiệp giáo dục 1.850,7tỷ đồng, tăng 17,8%; quản lý hành chính 893,2 tỷ đồng, tăng 19,7% so với năm 2011.
2.2. Đánh giá thu hút FDI ở Hải Phòng dƣới tác động của môi trƣờng đầu tƣ
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng các dự án FDI
Quá trình phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng - Số dự án và tổng số vốn FDI tại thành phố
+ Trước năm 1990, Hải Phòng chỉ có một vài dự án đầu tư nước ngoài với quy mô nhỏ.
+ Giai đoạn từ năm 1990 - 1995, thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố đã có bước chuyển biến rõ nét. Thời kỳ này, Hải Phòng được coi là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, xếp ở vị trí thứ 5 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1992 là năm Hải Phòng bắt đầu thực hiện một số dự án đầu tư nước ngoài với số vốn và quy mô lớn như: Xi măng Chinfon, Khu chế xuất Đồ Sơn, Liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, Khu công nghiệp Nomura, các Công ty thép Việt – Úc, Việt - Nhật… Tháng 12/1995 thành phốcó 47 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, nhiều dự án được triển khai với tốc độ nhanh, hình thành các ngành và sản phẩm công nghiệp quan trọng. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sối động với nhiều đối tác đến Hải Phòng tìm kiếm cơ hội đầu tư.
+ Trong hai năm 1996 và 1997, thu hút FDI tại thành phố tiếp tục tăng trưởng khả quan với nhiều dự án mới về công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tuy nhiên, do 70% các dự án FDI đầu tư ở Hải Phòng có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Chấu Á, nên ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Các dự án đầu tư hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô sản xuất. Các dự án đang xây dựng bịhoãn tiến độ, thậm chí có những dự án lớn phải ngừng triển khai. Chính vì vậy, năm 1998 Hải Phòng chỉ thu hút được 4 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 8.050.000 USD.
59
+ Năm 2000 là năm thành phố đạt mức thu hút đầu tư thấp nhất, chỉ thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho 6 dự án với tổng số vốn đăng ký là 6.890.000 USD.
+ Giai đoạn 2001 – 2005, thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư tại Hải Phòng với các danh mục kêu gọi đầu tư, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể trong thu hút đầu tư nước ngoài nên đã đạt được kết quả khả quan so với những năm trước cả về số dự án và tổng vốn đầu tư. Năm 2001, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 56.618.560 USD; năm 2002 có 24 dự án cấp mới, 04 dự án điều chỉnh tăng vốn. Do Chính phủ ban hành nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2004. Chính vì vậy, tuy vốn FDI vào thành phố vẫn tiếp tục tăng, nhưng số lượng dự án đầu tư giảm đáng kể so với năm 2003 (42 dự án năm 2003, 18 dự án năm 2004). Số dự án vào các khu công nghiệp, khu chế xuất giảm mạnh so với năm 2003 từ 15 dự án xuống còn 4 dự án.
Nhìn chung, giai đoạn 1998 – 2002, thu hút FDI của Hải Phòng có dấu hiệu chững lại và đi xuống, nhưng so với cả nước, số dự án và nguồn vốn giảm chậm hơn. Đây là thời kỳ thu hút FDI của thành phố gặp khó khăn nhất, giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Mặt khác, điều kiện khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm sút thu hút FDI. Ngoài ra, về chủ quan, thành phố Hải Phòng chưa chuyển đổi kịp thời và chưa có cơ chế, biện pháp khuyến khích thu hút FDI hấp dẫn như nhiều địa phương trong cả nước.
Từ năm 2003, số vốn đầu tư đã tăng 62,5% so với năm 2002, tuy nhiên đến năm 2006, do có sự thay đổi chính sách từ áp dụng luật đầu tư nước ngoài năm 2000 sang áp dụng luật đầu tư năm 2005 nên số vốn thu hút của năm 2006 giảm 38,6% so với năm 2005.
60
+ Năm 2007 đã đánh dấu sự tăng trưởng về thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng, tăng 115,7% so với năm 2006 về số vốn. Sau 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Chấu Á xảy ra, số vốn thu hút năm 2007 đã đạt 426.746.831 USD đạt vượt mức của năm 1997 trên 6.000.000 USD.
+ Năm 2008 đánh dấu giai đoạn khởi sắc trong thu hút FDI của Hải Phòng, tính đến 30/12/2008 tổng số vốn thu hút trên địa bàn thành phố đạt 1.209.130.200 USD, tăng gấp 4,48 lần so với cùng kỳ năm 2007. Trong số vốn FDI thu hút trên có 31 dự án cấp mới với vốn đầu tư 572.586.669 USD đồng thời có 16 dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng 636.543.531 USD.[21]
Hình 2.6: Thu hút FDI ở Hải Phòng từ 1996 - 2012
(Nguồn: Báo cáo tình hình FDI tại Hải Phòng – Sở Kế hoạch và Đầu tư)
+ Năm 2011, Hải Phòng có 29 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 960, 340 triệu USD, 27 dự án tăng vốn với số vốn tăng 335,528 triệu USD (chủ yếu công ty AMB Vina tăng 138,180 triệu USD); 05 dự án chấm dứt hoạt động; 2 dự án hết hạn, 2 dự án giải thể trước thời hạn, 1 dự án thu hồi giấy chứng nhận đầu tư do nhà đầu tư không triển khai đúng kế hoạch.Đến
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn ĐK mới và bổ sung Số dự án cấp mới
61
31/12/2011, Hải Phòng có 319 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư 5.253.459 triệu USD, thực hiện vốn đầu tư của các dự án còn hiệu lực là 2.598.955 triệu USD, đạt 49,3% so với tổng vốn theo dự án
+ Quý IV năm 2012, số vốn FDI trên địa bàn thành phố đạt 42,99 triệu USD, trong đó có 10 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư 20,49 triệu USD (bằng 6,32% so với cùng kỳ năm 2011); và 04 dự án điều chỉnh tăng vốn, số vốn tăng đạt 22,5 triệu USD (bằng 18,62% so với cùng kỳ năm 2011).
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng thu hút FDI (bao gồm cả giảm vốn)
trên toàn thành phố ước đạt 1.186,27 triệu USD.Trong đó có 39 dự án cấp mới (tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2011) với số vốn đầu tư đạt 1.119,09 triệu USD (tăng 80,8% so với cùng kỳ năm 2011); 25 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư (bằng 83,33% so với cùng kỳ năm 2011) với số vốn tăng thêm đạt 114,37 triệu USD (bằng 32,7% so với cùng kỳ năm 2011);01 dự án giảm vốn đầu tư, số vốn đầu tư giảm 47,19 triệu USD
- Quy mô dự án: biến động theo thời gian. Tại Hải Phòng, quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn.
Giai đoạn 2006 – 2011, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án ở mức 16,08 triệu USD.
62
Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tƣ cấp mới và điều chỉnh tăng vốn từ năm 1996 - 2012 Năm Số dự án cấp mới Tổng vốn đầu tƣ cấp mới (USD) Số dự án ĐC tăng vốn Tổng vốn đầu tƣ ĐC tăng vốn (USD) Tổng vốn đầu tƣ cấp mới và ĐC tăng vốn (USD) 1996 13 93,923,976 4 52,041,762 145,965,738 1997 23 365,790,428 11 54,586,896 420,377,324 1998 7 10,975,000 10 12,076,439 23,051,439 1999 13 40,267,000 4 25,541,718 65,808,718 2000 6 6,890,000 6 12,814,015 19,704,015 2001 14 30,692,069 6 29,220,000 59,912,069 2002 24 40,854,231 4 20,860,000 61,714,231 2003 42 148,622,229 12 21,681,413 170,303,642 2004 18 88,782,653 17 187,913,480 276,696,133 2005 34 251,110,292 18 71,317,700 322,427,992 2006 37 156,168,253 33 41,642,168 197,810,421 2007 43 297,623,940 25 133,746,993 431,370,933 2008 46 915,484,127 23 699,971,867 1,615,455,994 2009 18 46,005,556 8 79,936,645 125,942,201 2010 21 78,983,872 18 73,819,613 152,803,485 2011 31 618,955,329 30 349,300,072 968,255,401 2012 39 1,119,085,595 25 114,371,768 1,233,457,363
63
Bảng 2.5: Vốn thực hiện FDI
Năm Vốn thực hiện FDI (tỷ đồng) toàn thành phố (tỷ đồng) Vốn đầu tƣ phát triển Tỷ lệ %
2003 1.103,4 8.851,4 12,5 2004 1.365,3 11.263,7 12,1 2005 1.951,1 12.705,5 15,4 2006 2.523,0 14.825,9 17,02 2007 3.023,7 20.055,0 15,1 2008 3.865,3 24.800,2 15,6 2009 3824,4 27.039,0 14,1 2010 4.254,0 31.653,6 13,4 2011 4.951,6 35.031,6 14,1 2012 5.690,8 12.360,4 23,4
(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đẩu tư Hải Phòng)
2.2.2 FDI vào Hải Phòng phân theo lĩnh vực,đối tác và hình thức đầu tư
* Theo lĩnh vực đầu tƣ:
Hình 2.7: Thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tƣ
(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng ) 78.4 69.04 58.14 50 50 73.3 64.1 8.1 26.19 20.93 50 0 8.2 17.6 8.1 4.76 11.63 0 8.2 8.4 0 5.4 0 9.3 0 35 10.1 17.9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thương mại Bất động sản Dịch vụ Công nghiệp
64
- Năm 2006 thu hút FDI ở Hải Phòng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 29 dự án, chiếm 78,4% số dự án, lĩnh vực dịch vụ và bất động sản chiếm tỷ trọng bằng nhau 8,1%. Thương mại 2 dự án, chiếm 5,4%.
- Từ năm 2007 đến năm 2009, vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp giảm xuống bình quân mỗi năm khoảng 10%, trong khi số dự án về dịch vụ lại có xu hướng tăng nhanh đáng kể, năm 2009 tăng 6 lần so với năm 2006.
- Năm 2010 cơ cấu FDI tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là công nghiệp (chiếm 50%) và thương mại chiếm 35% về số dự án và 5,1% về số vốn đầu tư; lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ nhỏ 8,2%.
- Năm 2011: lĩnh vực đầu tư về sản xuất công nghiệp chiếm đa số với 22 dự án (73,3%), nhưng lĩnh vực đầu tư về cơ sở hạ tầng lại chiếm ưu thế về vốn đầu tư vốn đầu tư với số vốn 321 triệu USD của dự án đầu tư Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng. Sau đó là các dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thương mại - dịch vụ chiếm 26,7%, với số vốn đầu tư lần lượt là 20,6 triệu USD (chiếm 3,36% tổng vốn FDI đăng ký mới năm 2011) và 4,05 triệu USD (chiếm 0,66% tổng vốn FDI đăng ký mới năm 2011)
- Năm 2012: các dự án cấp mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với 64,1% về số dự án và 98,9% về số vốn đầu tư (25 dự án với số vốn đầu tư 1.106,6 triệu USD), cơ bản đáp ứng yêu cầu về chất lượng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ: dự án thương mại chiếm 17,9% về số dự án (07 dự án) và 0,6% về số vốn đầu tư (7,4 triệu USD); dự án dịch vụ chiếm 17,6% về số dự án (07 dự án) và 0,4% về số vốn đầu tư (5,1triệu USD)
65
Hình 2.8: Cơ cấu lĩnh vực FDI vào Hải Phòng theo số dự án cấp mới năm 2012
Hình 2.9: Cơ cấu lĩnh vực FDI vào Hải Phòng theo vốn đầu tƣ năm 2012
25 7
7
Cơ cấu lĩnh vực FDI vào Hải Phòng theo số dự án cấp mới năm 2012
Sản xuất công nghiệp Dịch vụ
Thương mại
1106.6 5.1 7.4
Cơ cấu lĩnh vực FDI vào Hải Phòng theo vốn đầu tƣ năm 2012
Sản xuất công nghiệp Dịch vụ
66
- Theo đối tác đầu tƣ:
+ Các dự án đầu tư nước ngoài của Hải Phòng đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dẫn đầu là Nhật Bản với 98 dự án, có tổng số vốn đăng ký đầu tư2,696,627,758.00 USD,chủ yếu đầu tư vào khu công nghiệp, đứng đầu về quy mô đăng ký tại Hải Phòng.
+ Đứng ở vị trí thứ hai là nhà đầu tư Trung Quốc có 48 dự án, xếp thứ ba là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc với 44 dự án, theo sau là các nhà đầu tư Đài Loan có 36 dự án. Tiếp đến là các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông, Singapore, Hà Lan, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ… Tuy nhiên, nguồn đầu tư chủ yếu vẫn đến từ các quốc gia Châu Á, chiếm 82% số vốn đầu tư và 70% số dự án; tỷ trọng các nguồn vốn đến từ khu vực tiềm năng và phát triển là Tây