Thành phố Hải Phòng và những hạn chế
2.2.3.1 Những đóng góp của FDI
- Thứ nhất, nguồn vốn FDI đóng gópđáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,Hải Phòng đã thu hút có hiệu quảnguồn vốn FDI, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong tăng trưởng GDP của thành phố luôn ở mức cao, trừ năm 2005.
Cụ thể, năm 2001, tốc độ GDP là 10,38%, khu vực vốn FDI là 11,8%; năm 2006: tốc độ tăng trưởng GDP là 12,51%, khu vực có vốn FDI là 16%; năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP là 11,3%, khu vực có vốn FDI là 18,9%.Năm 1997, đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng chỉ chiếm 1,6% trong tổng số GDP của thành phố, đến năm 2006 là 16%, năm 2007 đạt 17%, năm 2011 đạt 22%. Như vậy, nguồn vốn FDI có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của thành phố.
Hình 2.11: So sánh tốc độ tăng trƣởng FDI với tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố
(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Hải Phòng)
0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 FDI GDP
70
Cơ cấu kinh tế được coi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH ở nước ta. Cơ cấu GDP của các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 36,24% năm 2005 lên 37,04% năm 2011, nhóm ngành dịch vụ tăng từ 50,79% năm 2005 lên 53,13% năm 2011, nhóm ngành nông – lâm – thủy sản năm 2005 là 12,96% giảm xuống 9,83% năm 2011, nâng tỷ trọng của nhóm ngành, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ lên trên 90% vào năm 2011. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp luôn gia tăng, giúp công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân năm giai đoạn 2005 – 2011 tăng 15,05%/năm.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như: dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ôtô, xe máy, thép, điện tử và điện gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may…góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao.
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Hải Phòng từ2000 - 2011 Năm Giá trị SX CN FDI
(triệu đồng) Giá trị SXCN toàn thành phố (triệu đồng) Tỷ lệ % 2000 4.576.137 8.211.021 55,7 2001 5.311.196 10.352.639 51,3 2002 6.937.486 13.054.690 53,1 2003 8.366.725 16.229.866 51,6 2004 10.101.549 21.136.738 47,8 2005 11.429.913 25.295.241 45,2 2006 15.314.184 33.078.765 46,3 2007 21.668.198 48.883.182 44,3 2008 30.617.063 67.410.262 45,4 2009 31.496.671 70.391.980 44,7 2010 42.113.335 83.904.473 50,2 2011 48.534.300 99.634.600 48,7
71
- Thứ hai, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và ngân sách Thành phố
Sự hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp đáng kể vào ngân sách của nhà nước nói chung và ngân sách của thành phố nói riêng.
Mức đóng góp của nguồn vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trong tổng thu ngân sách thành phố. Cụ thể như sau:
+ Năm 2001 nộp ngân sách nhà nước là 409,5 tỷ VNĐ, chiếm 9,2% tổng thu ngân sách.
+ Năm 2004: nộp ngân sách nhà nước là 771,7 tỷ VNĐ, chiếm 9,7% tổng thu ngân sách.
+ Năm 2005 nộp 850,3 tỷ VNĐ, chiếm 10,6%;
+ Năm 2007 nộp gần 1000 tỷ VNĐ, chiếm 11% tổng thu ngân sách. + Năm 2011 nộp ngân sách đạt 2,124 tỷ VNĐ, tăng 6,4% so với cùng kỳ.[26]
Trong năm 2012, nộp ngân sách của khối FDI ước đạt 96,98 triệu USD, bằng 91,15% so với cùng kỳ năm 2011.
- Thứ ba, cải thiện trình độ công nghệ các ngành kinh tế của Thành phố
Đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới tác động của môi trường đầu tư đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào thành phố. Một số ngành kinh tế quan trọng như: viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hóa chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy…như các dự án đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới đã tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy mạnh mẽ vào việc đổi mới công nghệ tại nhiều doanh nghiệp thành phố. Việc đổi mới và chuyển giao công nghệ được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp và xây dựng như: công nghệ
72
cáp điện, cáp thông tin của Công ty LG (Hàn Quốc), công nghệ chế tạo tuabin, máy biến thế tại Công ty TNHH GE (Mỹ), công nghệ chính xác tại Công ty Robotech (Nhật Bản), công nghệ hóa dầu tại các nhà máy hóa dầu khu công nghiệp Đình Vũ…Trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, sân gôn đều sử dụng trang, thiết bị hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến như: Khu du lịch quốc tế Đồ Sơn, Khu vui chơi giải trí và sân gôn Sông Giá (Thủy Nguyên)…Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn so với công nghệ trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao.
- Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác. Tháng 12/2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyết được 6,1 vạn việc làm, chiếm 13% tổng số lao động của thành phố, tăng nhanh qua các năm, bình quân tăng 32,1%/năm. Mức lương trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp FDI là 3,2 triệu VNĐ, cao hơn so với bình quân lương ở các khu vực khác. Tỷ lệ lao động chuyên môn, cán bộ quản lý là người Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI cũng khá cao, chiếm khoảng 30%.
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tại thành phố đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, công nghệ cao, và có tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao động, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tích cực đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng
73
cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Cán bộ, nhân viên Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề, dần thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp, và điều khiển các quy trình, công nghệ hiện đại.
- Thứ năm, tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của các thành phần kinh tế
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng được nâng cao, thông qua việc số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc, hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với thị trường thế giới.Trong lĩnh vực du lịch, các dự án đầu tư nước ngoài đã xây dựng nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khu du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang, đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa nền kinh tế của Hải Phòng từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI thu hút vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, thì thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng lại có những con số khả quan. Đây là dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Hải Phòng. Làn sóng FDI đầu tư mới có nhiều dự án có quy mô lớn, công
74
nghệ cao, một số dự án thuộc các tập đoàn lớn, đa quốc gia, vốn đăng ký đầu tư lớn, theo đúng định hướng khuyến khích của thành phố. Các dự án đang thực hiện có số vốn tăng thêm lớn cũng là những dự án quan trọng trên địa bàn thành phố.
2.3.3.2. Những hạn chế của việc thu hút FDI dưới tác động của môi trường đầu tư
- Một là, các dự án FDI mới chỉ tập trung phát triển bản thân nó, chưa góp phần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ
Khi tham gia thực hiện các dự án đầu tư, mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó, những lĩnh vực, những ngành, những dự án có tỷ suất lợi nhuận cao, rủi ro thấp thì được các nhà đầu tư quan tâm, còn những lĩnh vực, những dự án mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nhưng lợi nhuận không cao thì không thu hút được FDI.
Bằng chứng cho thấy, công nghiệp phụ trợ ở Hải Phòng còn rất yếu. Các dự án FDI vào Hải Phòng chưa thực sự đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, công nghiệp phụ trợ ở Hải Phòng vần còn ở trình độ thấp, chỉ mới tham gia vào các chi tiết đơn giản nhất cho các doanh nghiệp FDI. Tuy các doanh nghiệp FDI có doanh thu cao, nhưng thực tế hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp này đang còn ở mức thấp. Trong nhiều lĩnh vực có thể xuất khẩu được thì cần phải nhập khẩu đến 70 – 80% nguyên liệu từ nước ngoài. Điều này, một mặt hạn chế tác động lan tỏa tích cực đối với doanh nghiệp trong nước, mặt khác tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
- Hai là, các dự án FDI có ảnh hưởng xấu tới môi trường, làm ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp trong tương lai
Các đối tác đầu tư còn sử dụng nhiều thủ đoạn trong kinh doanh, gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Đây là vấn nạn chung của nước ta.
75
Nguyên nhân là do những sơ hở trong quản lý nhà nước, các văn bản quy định pháp quy, cũng như những yếu kém về chuyên môn của cán bộ quản lý và của đại diện phía Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh. Tại Hải Phòng, những hạn chế này vẫn đang xảy ra. Trong năm 2012, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp FDI, thành phố đã phát hiện nhiều sai phạm như: chậm nộp thuế, thậm chí trốn thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước bằng các thủ đoạn như: chuyển giá, báo lỗ, lách luật, trốn thuế, khấu trừ thuế và hoàn thuế không đúng thực tế, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, và gây sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp chưa làm tốt công tác xử lý nước thải, chất thải, gây ô nhiễm môi trường …
- Ba là, thu hút FDI chưa có ảnh hưởng tích cực đến phát triển nông nghiệp, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp bền vững, chưa tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn
Cơ cấu ngành đầu tư trong khu vực đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng vấn có sự mất cân đối trong đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực. Số dự án và dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp đã ít, cơ cấu dự án và nguồn vốn này lại phân bổ mất cân đối. Phần lớn các dự án FDI trong khu vực nông nghiệp đều tập trung vào những địa phương có lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu và điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi.Chưa thu hút và khai thác được các dự án vào các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế sẵn có của Hải Phòng, chưa chú trọng đến phát triển nông nghiệp để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp bền vững. Các dự án chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp truyền thống, nơi có sẵn các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc những nơi có sẵn nguồn nguyên liệu như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đóng
76
tàu, giầy da, may mặc. Cơ cấu đầu tư bất hợp lý thể hiện rõ: các dự án FDI chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với 64,1% về số dự án và 98,9% về số vốn đầu tư, các ngành khác chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế như ngành du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, thủy sản (chỉ chiếm khoảng 1,25% tổng vốn FDI). Do đó chưa tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn.
Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ngoài một số dự án sản xuất giống cây, con, chế biến thức ăn gia súc và nông sản, nhìn chung các dự án FDI trong lĩnh vực này triển khai rất chậm.
- Bốn là, thu hút FDI tại Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những tác động quan trọng phát triển kinh tế ở Hải Phòng . Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua chưa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Hải Phòng là chuyển giao công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý sản xuất từ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ lao động. Các công ty trong nước tuyển dụng từ 10 – 64% lao động có trình độ cao đẳng trở lên, trong khi đó, con số tuyển dụng cùng trình độ tương ứng ở khu vực FDI chỉ ở mức 4 – 10%. Lao động Việt Nam chưa được đảm nhận những vị trí quan trọng, những công đoạn kỹ thuật cao, nên việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp FDI của lao động trong nước chưa nhiều.
77
Xu hướng các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài đang tăng lên, trong đó gần 50% lao động phổ thông và chỉ có gần 45% có trình độ đại học trở lên. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có giải pháp để tăng cường năng lực kỹ thuật cho lao động Việt Nam để tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Một lực lượng lao động có kỹ năng chuyển từ khu vực FDI sang doanh nghiệp nội địa cũng đang được xem là một kênh quan trọng