Giải pháp về vốn, thị trường, đào tạo dân trí

Một phần của tài liệu Luận văn "Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai" (Trang 30 - 31)

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN SI MA CA

2. Giải pháp về vốn, thị trường, đào tạo dân trí

a. Giải pháp về vốn

Trước hết là huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống tài

chính - ngân hàng đây là nguồn vốn lớn còn đọng lại chưa được khai thác

triệt để. Có chính sách hợp lý huy động vốn nhiều hơn để đầu tư cho cơ sở

hạ tầng, công nghiệp chế biến và bảo quản.

Củng cố phát triển thị trường vốn ngắn hạn truyền thống ở nông thôn đã được nhân dân chấp thuận, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng tới

các cụm xã, liên xã gắn liền với các tổ chức tín dụng. Phát huy tốt vai trò

của các quỹ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ… Và

các hiệp hội như: Nông dân, cựu chiến binh, hộ làm vườn… trong hỗ trợ sản

xuất tạo công ăn việc làm, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các

hiệp hội… tạo điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn vay.

Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách, khuyến khích tạo điều kiện

thuận lợi cho các dự án đầu tư cả trong nước và nước ngoài vào nền kinh tế

huyện nhà.

b. Giải pháp về thị trường

Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất

hàng hoá thì yếu tố thị trường là rất quan trọng. Nền kinh tế muốn phát triển

mạnh thì phải mở rộng và phát triển thị trường đẩy mạnh sản xuất và tiêu

thụ hàng hoá.

Đào toạ đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác

tìm kiếm thị trường trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, tư vấn cho các xã

để đổi mới đa dạng hoá sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Chuyển

dịch nền kinh tế của huyện gắn liền với kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

Tổ chức tốt các thông tin về thị trường đặc biệt là dự báo cung - cầu

của thị trường, thông qua các hệ thống như khuyến nông, mặt khác đưa ra

các thông tin về thị hiếu, tập quán, sở thích của người tiêu dùng qua đó thị

trường không những phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều

sâu.

Tạo điều kiện cho các trung gian kinh tế, nhất là thương nghiệp đảm

trách khâu tiêu thụ cho nông dân, hình thành cơ chế gắn bó giữa người sản

xuất và người tiêu thụ. Tuyên truyền khuyến khích tập quán tiêu dùng của người dân, làm thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, cách tiêu dùng… nâng

cao sức mua của dân cư.

c. Giải pháp về đào tạo dân trí:

Si Ma Cai là một huyện miền núi trình độ dân trí còn thấp kém, đại

đa số là đồng bào các dân tộc ít người. Vị trí địa hình của huyện phức tạp và

cách xa trung tâm tỉnh. Vì vậy đào tạo dân trí là hết sức cần thiết trong việc

phát triển kinh tế - xã hội. Để tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật và nền kinh tế

thị trường, trước mắt cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo cấp tốc, phổ

biến rộng rãi cho người dân thích ứng với môi trường sản xuất hàng hoá, cử

cán bộ đến các cơ sở hướng dẫn về phương thức sản xuất mới, áp dụng tiến

bộ khoa học vào thực tiễn. Tuy nhiên việc phổ biến kiến thức cơ bản cho người dân phải đặc biệt chú ý đến cách thức và ngôn từ, phải hết sức đơn

giản, dễ hiểu để nhân dân tiếp nhận một cách dễ dàng. Trong các cơ sở cần

chú trọng đến cán bộ khuyến nông, cần phải củng cố kiện toàn đội ngũ cán

bộ khuyến nông, trạm khuyến nông của huyện và hệ thống khuyến nông ở

các cụm xã, tăng cường mở các lớp tập huấn đào tạo cán bộ để công tác

khuyến nông thực hiện đóng vai trò quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn "Một số vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Si Ma Cai" (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)