I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN SI MA CA
1. Giảm nông nghiệp, tăng ngành công nghiệp tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ:
Với đặc điểm huyện miền núi biên giới núi cao độ dốc lớn, kinh tế xã hội chậm phát triển, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém… là những thách
thức lớn trong quá trình phát triển, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ
gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải từng bước vững chắc, lấy sản xuất, nhất là sản xuất hàng và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh đánh giá, giải quyết những bức xúc về xã hội, cải
thiện từng bước đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ. Để đạt được những kết quả này với điều kiện tự nhiên sẵn có diện tích đất nông
nghiệp là 6.694,46ha như vậy tuy là huyện dựa trên phát triển nông nghiệp
là chủ yếu nhưng khả năng mở rộng diện tích canh tác lại không còn nhiều,
muốn phát triển nền kinh tế tất yếu phải có chủ trương lâu dài trong việc
chuyển hướng dần từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc chuyển dịch từ ngành
nông nghiệp sang sản xuất ngành phi nông nghiệp còn là vấn đề bức xúc và
hết sức khó khăn, số lượng dân trí thấp còn quá lớn. Điều này đòi hỏi các
nhà lãnh đạo chức trách của huyện có biện pháp phù hợp để người dân tiếp
cận với nền kinh tế thị trường. Có sự hướng dẫn tập huấn ở các xã và có biện pháp khuyến khích tạo điều kiện cho phát triển ngành phi nông nghiệp,
dự kiến đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành phi nông nghiệp trong GDP
của huyện đạt từ 15 - 20% trở lên. Trong đó ngành công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp đạt 4,5 tỷ đồng trở lên (GDP năm 1994), tạo việc làm mới cho
150 -200 lao động. Ngành dịch vụ đạt 0,95 tỷ đồng tạo việc làm mới cho
Ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật vào công tác bảo quản, chế biến nông sản. Gắn sản xuất
nông, lâm nghiệp - công nghiệp với thị trường tiêu thụ và xuât khẩu.