I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN SI MA CA
3. Giảm cây có giá trị thấp trong trồng trọt:
Hiện nay trên toàn huyện các loại cây trồng chủ yếu trong ngành trồng trọt là cây lúa nước, ngô, cây đậu tương, cây lạc, cây thuốc lá, và các loại cây hoa màu khác. Song được phổ biến nhất là cây lúa nước, ngô và cây
đậu tương. Đậu tương là cây trồng có giá trị kinh tế cao và rất phù hợp với
loại đất và điều kiện khí hậu của huyện. Đây là loại cây trồng có ý nghĩa
hàng hoá và tham gia vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Như
chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Nếu tính giá trị trên một đơn vị
diện tích thì giá trị của cây đậu tương lớn hơn nhiều so với cây ngô, thậm chí có nơi còn cao hơn cả trồng lúa nước, nhưng do nhận thức của người dân
còn quá xa với việc sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá trong nông
nghiệp, tật tục canh tác tự cung tự cấp nên việc chuyển đổi cây trồng gặp
không ít những trở ngại và khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách.
Trên địa bàn huyện còn có thể trồng cây thuốc lá phát triển rất tốt. Năm 2002 đã trồng 30ha thuốc lá, nhưng công tác bảo quản, sơ chế chưa kịp thời nên không đạt được yêu cầu đạt ra sau thu hoạch. Các loại cây ăn quả như
mận tam hoa, mận địa phương, lê và 1 số cây thảo dược khác cũng phù hợp
trồng và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên việc tăng diện tích trồng các loại
cây có giá trị kinh tế cao này cần phải có kế hoạch, nghiên cứu và tìm đầu ra
của sản phẩm, do đặc điểm của cây trồng, chưa có kế hoạch và phương pháp
bảo quản sản phẩm nên luôn bị thừa, hoặc bán với giá rất thấp vào mùa vụ,
thiếu hụt và không có vào trái vụ. Xét về giá trị sản phẩm cần giảm diện tích
trồng ngô. Đây là loại cây trồng chiếm diện tích lớn nhất trong trồng trọt nhưng giá trị kinh tế lại không được cao.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở
HUYỆN SI MA CAI