Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán kiểm toán Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam (Trang 30)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản

2.2.2Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam.

2.2.2.1 Chứng từ kế toán.

Mọi nghiệp vụ kinh tế đều được ghi nhận lên các chứng từ có liên quan một cách chính xác, đầy đủ, khách quan. Chứng từ kế toán được lập theo đúng biểu mẫu quy định của Bộ tài chính và có đầy đủ các liên đảm bảo yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế toán mà công ty sử dụng:

- Chứng từ về thanh toán bao gồm: Phiếu thu MS 01-TT, phiếu chi MS 01-TT, séc tiền mặt, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi.

- Chứng từ về bán hàng hoá gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng

- Chứng từ về hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ MS 03, bảng kê Nhập - Xuất - Tồn

2.2.2.2 Tài khoản kế toán

Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết đinh 48/2006/QĐ-BTC dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tài khoản kế toán liên quan đến kế toán bán hàng tại công ty bao gồm:

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tài khoản chi tiết 5111 “Doanh thu bán hàng”

TK 156: Hàng hóa. Trong đó chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 là 1561 “Giá mua hàng hóa” và TK 1562 “Chi phí mua hàng”

TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi. Trong đó, chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng theo từng ngân hàng mở Tài khoản: TK11211 “Tiền gửi VNĐ ngân hàng ACB”; TK11212 “Tiền gửi VNĐ ngân hàng Tienphong Bank”; TK11213 “ Tiền gửi VNĐ Ngân hàng VP Bank”; TK 11221 “Tiền gửi USD ngân hàng ICBC”.

TK 632: Giá vốn hàng bán; TK 6421: Chi phí bán hàng;

TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp; 2.2.2.3 Vận dụng tài khoản kế toán

- Đối với nghiệp vụ bán buôn qua kho trực tiếp

Khi phát sinh một hợp đồng kinh tế, căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập hóa đơn GTGT. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, kế toán hạch toán doanh thu: Tăng doanh thu bán hàng (TK511), tăng thuế GTGT đầu ra (TK3331) và tăng tiền (TK111, 112) hoặc phải thu khách hàng (TK131).

Vì Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ nên với mỗi nghiệp vụ bán hàng, công ty không ghi nhận giá vốn ngay mà chỉ ghi nhận số lượng trên phiếu xuất kho. Đến cuối tháng, căn cứ vào Bảng Nhập xuất tồn kho mới tính toán giá vốn cho từng mặt hàng và hạch toán một nghiệp vụ giá vốn chung cho tất cả các mặt hàng xuất bán trong kỳ.

Ví dụ 1: Ngày 06/01/2015, Công ty CP XNK Hoa Nam bán một lô hàng cho Công ty Cổ phần Pico:

+ Tủ cơm điện: Số lượng 30, đơn giá 12.850.000 đ/chiếc + Máy làm kem tươi: Số lượng 20, đơn giá 1.100.000 đ/ chiếc + Thuế VAT: 10%

- Căn cứ hợp đồng kinh tế, Kế toán lập Hóa đơn GTGT ( Biểu 01 ). Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 dùng để thanh toán. Căn cứ HĐ GTGT, kế toán hạch toán tăng doanh thu theo giá chưa thuế số tiền là: 30 x 12.850.000 + 20 x 1.100.000 = 407.500.000, tăng thuế GTGT đầu ra số tiền: 10% x 407.500.000 = 40.750.000 và tăng khoản phải thu khách hàng ( chi tiết theo đối tượng )

Nợ TK 13102: 448.250.000 Có TK 5111: 407.500.000 Sinh viên: Vũ Xuân Kỳ - Lớp K47D2 Page 31

Có TK 3331: 40.750.000

Từ hoá đơn GTGT kế toán bán hàng lập phiếu xuất kho ( Biểu 02 ) chuyển xuống cho thủ kho. Thủ kho xuất hàng hóa theo phiếu xuất kho đã lập, kiểm nhận và ký vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên lưu lại gốc, 1 liên giao cho thủ kho và thẻ kho, 1 liên dùng thanh toán: Làm chứng từ cho tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Đối với nghiệp vụ bán lẻ: Kế toán căn cứ hóa đơn GTGT để lập phiếu xuất kho hàng hóa và phiếu thu, đồng thời hạch toán tăng doanh thu bán hàng.

Ví dụ 2: Ngày 09/01/2015, Công ty CP XNK Hoa Nam bán cho Công ty Cổ phần sữa Hà nội 2 tủ mát KS-SCP 1170 giá bán 8.300.000 đ.

- Khi khách hàng đồng ý mua hàng, kế toán lập hóa đơn GTGT ( Phụ lục Biểu số 03 ), căn cứ HĐ GTGT, kế toán hạch toán tăng doanh thu theo giá chưa thuế số tiền: 2 x 8.300.000 = 16.600.000 VNĐ, thuế GTGT đầu ra = 10% x 16.600.000 = 1.660.000 và ghi tăng tiền mặt.

Nợ TK 1111: 18.260.000 Có TK 5111: 16.600.000 Có TK 3331: 1.660.000

Căn cứ Hóa đơn GTGT, kế toán lập phiếu xuất kho ( Phụ lục biểu số 04 ). Phiếu xuất kho chỉ thể hiện số lượng và chủng loại hàng hóa, chưa ghi nhận đơn giá xuất.

Đồng thời viết phiếu thu ( Phụ lục biểu số 05 ) thành 3 liên, 1 liên kế toán bán hàng đồng thời là kế toán thanh toán giữ, 1 liên kẹp cùng với Hóa đơn GTGT giao cho khách hàng, 1 liên giữ tại quyển.

- Đối với các khoản giảm trừ doanh thu:

Ví dụ 3: Ngày 23/01/2015 công ty bán cho Siêu thị Coop-mart lô hàng gồm 30 máy làm kem tươi và 10 tủ mát KS-SCP 1170. Đến ngày 24/01/2015 Coop – mart phát hiện trong lô hàng kể trên có 2 chiêc máy làm kem tươi bị hỏng hóc do quá trình

- Ngày 23/01/2015 kế toán căn cứ vào Hóa đơn GTGT hạch toán tăng doanh thu và lập phiếu xuất kho như bình thường. Kế toán hạch toán doanh thu bán hàng chưa thuế: 30 x 1.100.000 + 10 x 8.300.000 = 116.000.000; thuế GTGT đầu ra 10% x 116.000.000 = 11.600.000

Nợ TK 13105: 127.600.000 Có TK 5111: 116.000.000 Có TK 3331: 11.600.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi nhận được hóa đơn GTGT khách hàng lập trả lại số hàng hỏng hóc cho Công ty, trên Hóa đơn ghi rõ là trả lại hàng hóa do hỏng hóc. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT của khách hàng, kế toán hạch toán giảm trực tiếp doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế: 2 x 1.100.000 = 2.200.000, giảm số thuế GTGT đầu ra 10% x 2.200.000 = 220.000 và giảm số phải thu khách hàng. Hạch toán:

Nợ TK 5111: 2.200.000 Nợ TK 3311: 220.000 Có TK 13105: 2.420.000

Cuối tháng khi ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán chỉ hạch toán giá vốn hàng bán được tiêu thụ.

* Cuối tháng ngày 31/01/2015, kế toán dựa vào Bảng kê phiếu xuất kho và bảng kê phiếu nhập kho để lập Bảng kê Nhập - xuất - tồn ( Phụ lục Biểu số 06 ) từ đó tính Đơn giá xuất kho cho từng mặt hàng, căn cứ để hạch toán giá vốn hàng bán. Kế toán hạch toán một nghiệp vụ duy nhất là tổng của giá vốn hàng bán toàn bộ trong tháng.

- Với mặt hàng Tủ cơm điện, tồn đầu kỳ 20 chiếc, trị giá 226.000.000. Nhập trong kỳ 50 chiếc, thành tiền 572.500.000. Khi đó kế toán tính Đơn giá xuất kho cho mặt hàng tủ cơm điện = ( 226.000.000 + 572.500.000 ) / ( 20 + 50 ) = 11.407.143 đồng. Lấy đơn giá xuất kho nhân với số lượng xuất cho ra giá vốn hàng bán của mặt hàng tủ cơm điện trong kỳ = 11.407.143 x 30 = 342.214.286 đồng.

Sau khi tính toán tương tự với các mặt hàng còn lại, kế toán tính tổng trị giá vốn hàng bán trong kỳ và định khoản thành một nghiệp vụ (Chi tiết xem Phụ lục Biểu số 06)

Nợ TK 632: 459.780.000 Có TK 1561: 459.780.000 Sinh viên: Vũ Xuân Kỳ - Lớp K47D2 Page 33

- Hạch toán chi tiết ở kho

Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng chủng loại hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng ( Phụ lục Biểu số 07 ). Số liệu ghi vào thẻ kho là lấy từ các chứng từ nhập - xuất kho hàng ngày.

Mỗi loại hàng hoá được theo dõi chi tiết trên một trang thẻ kho riêng và được sắp xếp theo từng chủng loại hàng hoá để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu số liệu và phục vụ yêu cầu quản lý. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ nhập, xuất hàng hoá, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, ghi số lượng thực nhập, xuất vào chứng từ. Cuối ngày, thủ kho sử dụng các chứng từ đó ghi số lượng hàng hoá nhập, xuất vào thẻ kho. Cuối tháng kế toán hàng hoá và thủ kho phải tiến hành đối chiếu thẻ kho với sổ chi tiết hàng hoá để đảm bảo khớp đúng giữa tồn kho thực tế và sổ sách.

2.2.2.4 Sổ kế toán

Công ty Hoa Nam áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

- Báo cáo nhập – xuất – tồn kho: Cuối tháng kế toán lập Báo cáo nhập xuất tồn để tính giá vốn hàng bán và làm cơ sở để ghi sổ chi tiết.

Đơn vị: Công ty cổ phần XNK Hoa Nam Bộ phận: Kế toán Báo cáo Nhậ p – xuất – tồn hang Tên hàng hóa Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ SL Thành tiền SL Thành tiền Đơn giá xuất kho SL Thành tiền SL Thành tiền A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TCĐ Tủ cơm điện 20 226,00 0,000 50 572,50 0,000 11,407, 143 30 342,21 4,286 40 456,285,714 MLK Máy làm kem tươi 13 11,180, 000 50 40,750, 000 824,28 6 48 39,565, 714 15 12,364,286 TM117 0 Tủ mát KS- SCP 1170 15 97,500, 000 - - 6,500,0 00 12 78,000, 000 3 19,500,000 Cộng: 334,680,000 613,250,000 80,000 459,7 488,150,000

- Sổ chi tiết 5111: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán căn cứ vào Hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu bán hàng vào sổ chi tiết từng mặt hàng.

Đơn vị: Công ty CP XNK Hoa Nam

Địa chỉ: 96 Định Công, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán kiểm toán Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam (Trang 30)